Bà Alanyo Joyce bị bỏng nặng. Ảnh: The Guardian.
Trải nghiệm kinh hoàng của Alanyo Joyce đang dấy lên nỗi lo ngại về xu hướng bạo lực gia tăng tại Uganda sau khi nước này phong toả toàn quốc hôm 30/3.
Cô gái tên Alanyo Joyce kể lại rằng, hôm đó là thời điểm Uganda áp đặt lệnh giới nghiêm để chống dịch. Vì mải bán hàng và không nhận ra trời tối, lực lượng an ninh kéo đến và yêu cầu Joyce rời đi, cô gái vội vã dọn hàng thì ngay lập tức cảnh sát tiến lại gần, đạp đổ chảo dầu sôi vào người cô.
Trước đó, hàng chục phụ nữ và đàn ông cũng bị lực lượng chức năng trấn áp tại thị trấn Elegu. Những binh lính và cảnh sát chịu trách nhiệm về vụ việc chỉ bị bắt sau khi hình ảnh của các nạn nhân tràn ngập trên mạng xã hội
Dẫn lời Báo Người Lao Động, Tổ chức Giám sát Nhân quyền cho biết các lực lượng an ninh tại Uganda đã tự ý bắt giữ, đánh đập và bắn vào thường dân, bao gồm nhà báo, người bán hàng rong và cộng đồng LGBT kể từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu. Đây là một trong nhiều nước châu Phi bị khiếu nại về việc áp dụng các biện pháp phong tỏa bắt buộc nghiêm ngặt nhưng lại có rất ít bảo trợ xã hội cho những người dân sợ sẽ chết vì đói nếu không thể tiếp tục làm việc.
Còn về cô Joyce, bản thân phải nằm viện 5 ngày và rất khó khăn trong việc trang trải tiền viện. Nhà quá nghèo và phải nuôi con, cô lại lo sợ vì Kẻ tấn công cô đã bị bắt nhưng sau đó lại được tại ngoại nhờ tiền bảo lãnh. Nếu người này bị buộc tội và vào tù, cô sẽ không nhận được tiền bồi thường.
Cô Joyce chia sẻ, viên cảnh sát có thể sẽ đưa cho gia đình cô chút tiền để giúp trang trải cuộc sống. Được biết, một ngày sau vụ việc, người đàn ông trên đã gọi điện xin cô tha thứ và nói rằng ông ta không cố ý nhưng cô Joyce vẫn rất tức giận.
Chỉ huy đội đặc nhiệm chống covid-19 ông Maj Santos Okot Lapolo, thừa nhận nhiều cảnh sát đã hành động “thái quá”. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thể thảo luận về khoản bồi thường cho cô gái trên khi thời hạn phong tỏa đang có hiệu lực.