Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:48
RSS

Bệnh mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Thứ năm, 26/10/2023, 13:53 (GMT+7)

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động. Bệnh vốn thường xuất hiện ở độ tuổi trung và cao tuổi tuy nhiên hiện nay lại có xu hướng trẻ hóa. Rối loạn mỡ máu nếu không được khắc phục và điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm.

Mỡ máu

I. Mỡ máu là gì?

Mỡ máu (hay còn gọi là Lipid máu) là chất béo có trong máu, được cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau trong đó có cholesterol là quan trọng nhất.

Bốn loại thành phần trong mỡ máu được quan tâm khi xét nghiệm đánh giá sức khỏe đó là: Cholesterol, LDL cholesterol (Low Density Lipoprotein - còn được gọi là mỡ xấu), HDL cholesterol (High Density Lipoprotein - còn được gọi là mỡ tốt), và Triglycerid.

Trong đó, LDL cholesterol và HDL cholesterol là cholesterol được phân tích theo lipoprotein. Do cholesterol và triglycerid là các chất mỡ không hòa tan được trong nước, chính vì thế mà để có thể dễ dàng di chuyển ở trong máu, những chất này cần phối kết hợp với lipoprotein là chất dễ hòa tan trong nước. 

Những thành phần này đối với cơ thể cũng có các chức năng khác nhau như nếu Triglycerid với vai trò cung cấp năng lượng nuôi dưỡng tế bào, thì Cholesterol lại có vai trò như cấu thành tạo màng tế bào, là tiền chất để tạo ra một số loại hormone, vitamin D... Những thành phần này chỉ trở nên xấu và có hại khi bị rối loạn nồng độ. Triglycerid nếu tăng nhiều sẽ gây ra xơ vữa động mạch, còn cholesterol xấu nếu tăng quá cao sẽ gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... nguy hiểm đến tính mạng. Đây chính là lý do mà người bệnh cần quan tâm để có thể quản lý nồng độ cholesterol hiệu quả.

Nồng độ mỡ máu cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào lượng thức ăn hấp thu vào cơ thể và khả năng bài tiết từ ruột.

Chỉ số mỡ máu tăng cao gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm

Chỉ số mỡ máu tăng cao gây ra nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm

II. Chỉ số rối loạn mỡ máu

Nắm bắt các chỉ số mỡ máu đóng vai trò quan trọng vì bạn sẽ nhận biết được nguy cơ bản thân có mắc các bệnh về tim mạch hay không. Rối loạn mỡ máu là tình trạng các chỉ số mỡ máu khác với chỉ số thông thường.

Hầu như, những trường hợp đối mặt với tình trạng mỡ máu cao không xuất hiện dấu hiệu rõ rệt, không những vậy bệnh còn tiến triển một cách thầm lặng. Nhiều người sống nhiều năm với tình trạng mỡ máu cao mà không hay biết. Do đó để biết được chỉ số mỡ máu cao hay bình thường thì cần đi xét nghiệm máu. Cụ thể, người bệnh nên quan tâm tìm hiểu chỉ số dưới đây:

Chỉ số thành phần mỡ máu trong trạng thái bình thường:

  • Cholesterol toàn phần: Thường dưới 200 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Chỉ số LDL cholesterol: Dưới 130 mg/dL (3.3 mmol/L).
  • Triglyceride: Dưới 100 mg/dL (1,7 mmol/L).
  • Chỉ số HDL cholesterol: Từ 40 đến 50 mg/dL (1.0 - 1.3 mmol/L) ở nam giới và từ 50 đến 59mg/dL (1.3 - 1.5 mmol/L) ở nữ giới.

Chỉ số mỡ máu cao:

Nồng độ cholesterol xấu (LDL cholesterol) khi bị tích tụ nhiều bên trong máu, điều này sẽ làm tăng nguy cơ dẫn nguy hiểm tới tính mạng, vì máu lưu thông không tốt qua động mạch một cách thuận lợi. Vậy, mức độ chỉ số như thế nào là cao? Các chỉ số dưới đây cho thấy tình trạng rối loạn mỡ máu cao:

  • Cholesterol toàn phần: Cao từ 200mg/dL đến 239mg/dL (5,1 - 6,2 mmol/L).
  • Chỉ số LDL cholesterol: Mức cận cao từ 130mg/dL đến 160mg/dL (3.36-4.11 mmol/L), mức cao là từ 160mg/dL đến 189mg/dL (4.14-4.89 mmol/L).
  • Triglyceride: Có 2 trường hợp, từ 150mg.dL đến 199mg/dL (1,7 - 2 mmol/L) là mức cận cao, hoặc từ 200mg/dL đến 499mg/dL (2 - 6 mmol/L) là mức cao.
  • Chỉ số HDL cholesterol (cholesterol tốt): Khác với các chỉ số còn lại, chỉ số HDL cholesterol cao hơn mức giới hạn được cho là tốt, càng cao càng tốt cho sức khỏe. Cụ thể nếu HDL cholesterol ở mức cao hơn 60mg/dL thì tỷ lệ nguy cơ mắc các biến cố bệnh tim mạch giảm. Tuy nhiên, nếu ở mức quá cao như trên 90 mg/dL thì lại làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Mức độ chỉ số mỡ máu nguy hiểm:

  • Cholesterol toàn phần: Từ 240mg/dL trở lên (6,2 mmol/L).
  • Chỉ số LDL cholesterol: Từ 190mg/dL (4.91 mmol/L) trở lên.
  • Triglyceride: Từ 500mg/dL (6 mmol/L) trở lên.
  • Chỉ số HDL cholesterol (cholesterol tốt): Nếu chỉ số này thấp hơn mức giới hạn thì tỷ lệ mắc bệnh tim mạch của bạn sẽ tăng lên, cụ thể đối với nam giới là dưới 40mg/dL (1.0 mmol/L) và đối với nữ giới dưới 50mg/dL (1.3 mmol/L).

rối loạn mỡ máu

III. Triệu chứng của rối loạn mỡ máu

Các triệu chứng thể hiện tình trạng rối loạn máu nhiễm mỡ khá khó để người bệnh có thể nhận biết, không thể hiện dấu hiệu báo trước và chỉ có đi thăm khám để làm các bước xét nghiệm máu thì mới có thể xác định được bệnh. Rối loạn mỡ máu chỉ tình trạng nồng độ lipid máu có những thay đổi bất thường, cụ thể như: 

  • Cholesterol toàn phần tăng.
  • Cholesterol xấu (LDL cholesterol) tăng.
  • Cholesterol tốt (HDL cholesterol) giảm.
  • Triglyceride tăng.

Chỉ cần có sự thay đổi của 1 trong 4 chỉ số trên là người bệnh sẽ được chẩn đoán bị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý tới một số triệu chứng điển hình thường thấy ở những đối tượng có chỉ số mỡ máu cao, cụ thể như:

1. Biểu hiện bên ngoài

Một vài biểu hiện bên ngoài cho thấy bạn bị tăng lipid máu:

  • Cung giác mạc: Xuất hiện màu trắng nhạt, có thể thấy ở quanh mống mắt (là vòng màu của các mô quanh đồng tử, nằm ở ngay phía sau giác mạc), thường gặp ở người độ tuổi dưới 50.
  • Ban vàng: Thấy những nốt ban vàng nằm dưới da không ngứa, không đau, ở vị trí mí mắt trên hoặc dưới, hoặc có thể xuất hiện cùng nhiều vị trí.
  • U vàng gân: Xuất hiện ở vị trí gân duỗi các ngón tay, gân ở gót chân và ở khu vực khớp bàn tay.

2. Biểu hiện bên trong 

Khi máu nhiễm mỡ gia tăng và hình thành các mảng bám gây tác động đến quá trình máu lưu thông, chảy đến các cơ quan bên trong cơ thể, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đau tức ngực, khó thở: Khi các mảng xơ vữa bám lại tại vị trí thành mạch, điều này dẫn tới hẹp lòng mạch và gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, đặc biệt là máu lưu thông kém tới tim gây ra các cơn đau tức ngực. Những cơn đau này không có thời điểm cố định, nó có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào.
  • Huyết áp không ổn định: Đây được coi là một trong những dấu hiệu để người bệnh có thể nhận biết rõ ràng nhất tình trạng mỡ máu cao. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đầu óc choáng váng, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.
  • Tay chân có cảm giác tê bì, châm chích: Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao hơn chỉ số trung bình, sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn không lưu thông đi khắp cơ thể được hiệu quả. Điều này sẽ gây ra cảm giác tê bì, châm chích, ngoài ra còn cảm thấy đau nhức, sưng tấy ở các khớp.
  • Tim đập nhanh: Cảm thấy nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, do máu không đủ để nuôi dưỡng nên tim đập nhanh hơn để giúp đưa máu về tim.
  • Hiện trạng khó ngủ, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi lạnh: Tuy nhiên, những triệu chứng này gặp ít hơn, nhưng người bệnh cũng nên chú ý và không nên chủ quan.
Tăng lipid máu (mỡ máu) có thể gây ra các biến chứng về tim mạch với những biểu hiện như tức ngực, khó thở, tim đập nhanh...
Tăng lipid máu (mỡ máu) có thể gây ra các biến chứng về tim mạch với những biểu hiện như tức ngực, khó thở, tim đập nhanh...

IV. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Đối với nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lipid máu, được chia làm 2 yếu tố chính bao gồm nguyên nhân thứ phát và nguyên phát, cụ thể như:

1. Nguyên nhân nguyên phát

Với nguyên nhân này là do tình trạng đột biến gen, làm tăng nồng độ cholesterol tổng hợp, các chỉ số triglycerid vượt ngưỡng, làm các chỉ số khác bị tác động, dẫn tới nồng độ cholesterol tốt trong máu.

  • Chỉ số triglyceride tiên phát: Người bệnh có yếu tố di truyền theo gen lặn, không có béo phì, nhưng có lá lách to, cường lách, thiếu máu lách, tiểu cầu cũng bị giảm… dễ gây ra cơn đau bụng.
  • Tăng chỉ số lipid máu hỗn hợp: Có tính di truyền trong một gia đình do quá trình tổng hợp hoặc thoái biến lipoprotein. Các triệu chứng sẽ gồm béo phì, xuất hiện các ban vàng trên da, tăng hàm lượng acid uric.

2. Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát chủ yếu là do người bệnh có một chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích, không vận động cơ thể thường xuyên.

Bên cạnh đó, tình trạng mỡ máu cao khiến chỉ số triglyceride tăng còn do yếu tố sức khỏe mắc một số bệnh lý hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh:

  • Tiểu đường: Sự gia tăng triglyceride do chỉ số enzyme giảm sút.
  • Mắc hội chứng cushing: Dẫn tới giảm dị hóa hàm lượng lipoprotein, cũng là do sự suy giảm chỉ số enzyme lipoprotein lipase gây ra.
  • Phụ nữ bổ sung estrogen: Với phái nữ muốn bổ sung estrogen để chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý, tuy nhiên, nếu sử dụng không theo hướng dẫn được chỉ định thì dễ dẫn tới chỉ số triglyceride tăng lên.
  • Uống rượu bia nhiều: Những ai nghiện rượu bia, việc uống thường xuyên sẽ càng làm tăng nồng độ triglyceride, gây suy giảm chức năng gan.
  • Mắc bệnh thận: Thận bị tổn thương, dẫn tới nguy cơ lipoprotein và chỉ số LDL cholesterol tăng theo do chức năng gan tổng hợp lại để bù lại hàm lượng protein máu bị giảm khi thải qua nước tiểu.

Uống rượu bia nhiều là nguyên nhân dẫn đến mỡ máu tăng cao

Uống rượu bia nhiều là nguyên nhân dẫn đến mỡ máu tăng cao

V. Các biến chứng của rối loạn mỡ máu

Khi chỉ số máu nhiễm mỡ quá cao mà người bệnh không sớm thăm khám và điều trị kịp thời, thì lâu ngày lượng mỡ xấu không được chuyển hóa, tích tụ lại và làm dày thành mạch và gây ra các mảng xơ vữa nghiêm trọng.

  • Gây ra bệnh động mạch vành: Khiến người bệnh đối mặt với nhồi máu cơ tim hay tình trạng suy tim và nó là nguyên nhân dẫn tới tử vong. Khi tim không nhận đủ lượng máu cần thiết để hoạt động do sự cản trở của mảng xơ vữa, dần dần trở nên suy yếu và ngừng hoạt động.
  • Bệnh động mạch cảnh: Động mạch cảnh là những mạch máu quan trọng giúp dẫn truyền oxy và dưỡng chất từ tim đến não. Tuy nhiên, khi mỡ xấu tích tụ trên thành của động mạch này, khiến thành mạch bị thu hẹp, dẫn đến việc não không nhận được đủ lượng máu giàu oxy. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra cơn thiếu máu hoặc đột quỵ.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Mảng xơ vữa bên cạnh việc ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch, thì nó còn ảnh hưởng tới động mạch ở chân và tay (được gọi là mạch ngoại biên).
  • Huyết áp cao: Chỉ số huyết áp tăng và mỡ máu cao được chứng minh là có mối tương quan tới nhau. Khi cơ thể tích tụ lượng máu xấu và canxi sẽ khiến động mạch bị thu hẹp và cứng hơn. Đây là nguyên nhân khiến tim phải làm việc ở vận tốc cao để giúp bơm máu qua động mạch, dẫn tới huyết áp tăng lên.
  • Tiểu đường: Khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngược lại, nếu người bệnh đối mặt với tiểu đường tuýp 2 thì cũng có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
  • Gan nhiễm mỡ: Mỡ máu cao là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, khiến chức năng gan phần nào đấy bị giảm dần chức năng hoạt động. Nguyên nhân được bắt nguồn từ quá trình ăn uống không lành mạnh, khi thức ăn được chuyển hóa vào gan, tạo ra áp lực quá lớn, lâu ngày gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Viêm tụy: Đây được coi là một trong nhiều biến chứng nguy hiểm, khi hàm lượng triglyceride trong máu tăng lên, sẽ gây ra tác động không tốt tới tuyến tụy gây ra hiện tượng sưng, viêm. Người bệnh nên lưu ý, tình trạng này cũng gây nguy hiểm tới tính mạng và không nên chủ quan.

VI. Phương pháp ngăn ngừa và điều trị rối loạn mỡ máu

1. Thay đổi lối sống

Chúng ta nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để vận động, thực hành những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ… 

Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia. Việc hút thuốc sẽ làm giảm nồng độ cholesterol tốt, do đó, ngược lại nếu bạn không hút thuốc sẽ làm cân bằng cholesterol tốt. Nghiêm trọng hơn, hút thuốc nhiều còn ảnh hưởng xấu tới quá trình xơ vữa động mạch, tác động tới rối loạn mỡ máu và tiềm ẩn của nhiều nguy cơ đối mặt với huyết áp cao, tiểu đường…

Người bệnh cũng nên hạn chế uống nhiều rượu. Nếu uống hơn hai ly mỗi ngày sẽ khiến tăng nồng độ cholesterol xấu và chất béo không tốt. Vì vậy, tốt nhất nếu bạn muốn sử dụng thì chỉ nên uống khoảng 100ml mỗi ngày.

2. Thay đổi chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng

Xây dựng một chế độ ăn uống chứa ít chất béo bão hòa, cân bằng dinh dưỡng đầy đủ, không thừa không thiếu. Thay vào đó, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ và thực phẩm chất béo không bị bão hòa, nó sẽ hạn chế tình trạng máu nhiễm mỡ cao.

Thực phẩm có hàm lượng chất béo xấu mà người bệnh cần hạn chế ăn gồm: Thịt đỏ, các loại chế phẩm được chiết xuất từ sữa, đồ ăn chiên rán và các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.

3. Sử dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị rối loạn mỡ máu như sau:

  • Thuốc nhóm statins: Đây là nhóm thuốc điển hình được chỉ định trong điều trị rối loạn mỡ máu, khi tác dụng của thuốc giúp giảm lượng cholesterol LDL hiệu quả, làm tăng chỉ số HDL và cùng với đó giảm lượng triglyceride. Từ đó, khi cân bằng được các chỉ số trên, đồng nghĩa với việc các mảng xơ vữa được ổn định và chống viêm hiệu quả… Một số thuốc phổ biến: atorvastatin,Rosuvastatin Calcium, Fluvastatin…
  • Nhóm thuốc giúp ức chế hấp thu nồng độ cholesterol: Nhóm thuốc giúp giảm được chỉ số cholesterol xấu bằng cách làm giảm hấp thu từ ruột non. Thuốc hiện nay được bán và sử dụng có Ezetimibe.
  • Nhóm thuốc gắn với acid đường mật: Giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Một số thuốc được sử dụng gồm: Cholestyramine và Colestipol.
  • Nhóm thuốc Fibrates: Đây được cho là nhóm thuốc mang lại tác dụng giảm nồng độ triglyceride hiệu quả và tăng chỉ số HDL. Thuốc này người bệnh có thể kết hợp với nhóm thuốc statins để điều trị rối loạn mỡ máu hỗn hợp. Các loại thuốc thuộc nhóm fibrates gồm: Gemfibrozil và Fenofibrate.
  • Nhóm thuốc không kê đơn Niacin: Thuốc này có chức năng tác động qua bộ phận trung gian (ở đây là gan), giúp tổng hợp chất béo và được cho là thuốc giúp tăng chỉ số HDL hiệu quả và người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng với nhóm thuốc statins.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tái phát và tránh biến chứng xuất hiện, thì một trong những “bí quyết” giúp sống khỏe, là người bệnh có thể trải nghiệm ngay viên giải độc Ngự y mật phương Đông y thế hệ 2. Sản phẩm giúp người bệnh rối loạn mỡ máu được  thanh lọc máu xấu, tiêu lượng mỡ không tốt trong cơ thể.

Khi lượng chất béo không được chuyển hóa và tích tụ lại tạo thành độc tố ở các mô mỡ. Lúc này, việc người bệnh kết hợp giữa quá trình giảm lượng cholesterol xấu một cách hiệu quả từ nhóm thuốc Tây thì sản phẩm Đông y sẽ hỗ trợ chuyển hóa mỡ xấu, đẩy lùi tạp chất không tốt ra khỏi cơ thể.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại