Bé Ân Ân (Trung Quốc) một tuổi rưỡi vốn rất dễ thương và vô cùng hiếu động. Do bố mẹ phải đi làm ăn xa nên từ ngay từ nhỏ Ân Ân đã ở với bà nội. Mọi hoạt động chăm sóc của cô bé đều do một tay bà nội lo lắng.
Một ngày mùa đông, khi đun nước nong để tắm cho bé, do không để ý nên bà đã vô tình trượt tay khiến nồi nước sôi đổ đúng vào người bé Ân Ân. Ân Ân theo phản xạ khóc ré lên khi nước nóng chảy lên má và tay chân.
Trong lúc hốt hoảng, bà nghĩ đến cách người ta bảo đó là pha nước muối để rửa vết bỏng cho cháu. Tuy nhiên, ngay sau khi sơ cứu, vết bỏng trên người cô bé không những giảm mà càng trở lên đỏ và sưng tấy hơn. Bà lập tức nhờ người đưa bé đến bệnh viện.
Sau khi thăm khám, bác sĩ điều trị trực tiếp cho Ân Ân đã kết luận cô bé bị nhiễm trùng nặng do xát nước muối vào vết thương. Bác sĩ cho biết: trong trường hợp này thì phải sơ cứu bằng kiến thức thường chứ không được dùng nước muối để xử lý.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bà nội Ân Ân chết lặng. Nhìn hình ảnh cháu nội quằn quại, làn da phần cổ và cánh tay gần như biến dạng khiến bà không thể cầm lòng. Có lẽ đây là bài học đắt giá mà cả cuộc đời này bà không thể nào quên.
Theo các bác sĩ, người lớn nên học cách sơ cứu vết bỏng tại nhà để phòng khi cần thiết. Cụ thể khi người nhà bị bỏng, người thân phải bình tĩnh để xử lý theo đúng hướng dẫn sau:
Cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng
1. Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy…).
2. Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.
3. Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất… và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.
4. Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng… lên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng.
5. Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.
Cấp độ 1: Bỏng bề mặt
Đây là cấp độ nhẹ nhất, khi bị bỏng thường có dấu hiệu da bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng sau một vài hôm vết thương sẽ lành và không để lại sẹo.
Cấp độ 2: Bỏng một phần da.
Ở cấp độ này lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn thương. Vết bỏng sẽ lành lại và không để lại sẹo sau 1- 4 ngày nếu không bị nhiễm trùng. Ngược lại, nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lớp da dưới bị phá hủy sẽ làm cho vết bỏng nặng hơn, chuyển thành bỏng ở cấp độ 3.
Cấp độ 3: Bỏng độ III
Vết bỏng ở cấp độ này ở mức cực kì nghiêm trọng. Toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Vết bỏng thay vì có màu đỏ nó đã chuyển sang tái nhợt hoặc xám lại, khô cứng. Ở mức độ bỏng này cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Lưu ý:
- Không được dùng nước đá để làm mát vết bỏng.
- Không được sờ mó vào vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.
Sơ cứu khi bị bỏng không khó, tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả để có cách xử trí hợp lí và đúng đắn.