Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:33
RSS

Bất ngờ trước những những loài sinh vật xấu xí nhất hành tinh

Thứ bảy, 02/12/2017, 10:30 (GMT+7)

Dưới đây là những loài vật xấu xí nhất hành tinh sẽ khiến cho bạn vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ.

Đứng đầu trong danh sách những loài sinh vật xấu xí nhất hành tinh là loài cá Blobfish, tên khoa học là Psychrolutes marcidus, hay còn gọi là cá giọt nước, cá mặt buồn.

Cá mặt buồn sống ở những vùng biển có độ sâu lớn nên con người hiếm khi thấy chúng. Những vùng biển mà loài Blobfish sống bao gồm khu vực nước sâu ngoài khơi châu Úc và Tasmania.

Loài sinh vật xấu xí nhất hành tinh
Loài cá Blobfish. Ảnh: Internet

Đứng thứ hai sau cá Blobfish là chuột chũi trụi lông (Heterocephalus glaber), chúng là loài gặm nhấm sống ở miền đông châu Phi. Do không có lớp lông mao bao phủ như những loài chuột thông thường nên lớp da của loài chuột chũi này gần như vô cảm với cảm giác đau đớn và những tác động của môi trường xung quanh.


Chuột chũi trụi lông. Ảnh: Internet

Một chú khỉ vòi ở Singapore cũng được liệt vào danh sanh những loài vạt xấu xí nhất hành tinh với chiếc vòi quá khổ.


Khỉ vòi ở Singapore. Ảnh: Internet

Mặc dù vậy, đối với chúng ta chiếc mũi của khỉ Proboscis trông thật khó coi nhưng trong mắt những con khỉ cái thì điều vô cùng hấp dẫn chúng là những chiếc mũi dài của khỉ đực.

Loài ếch dưới nước Titicaca chiếm vị trí thứ tư trong danh sách. Chúng mang tên hồ nước mà chúng sinh sống tại Nam Mỹ Lớp da nhăn nheo có thể thay đổi kích cỡ khiến loài ếch này trở nên vô cùng kì dị và độc đáo.


Loài ếch dưới nước Titicaca. Ảnh: Internet

Khỉ Aye-aye là loài động vật có nguồn gốc tại quần đảo Madagascar. Vẻ ngoài cực kỳ xấu xí khiến loài khỉ này bị coi là điềm dữ và trở thành mục tiêu của những cuộc tàn sát. Hiện tại, khỉ Aye-aye chỉ còn sống ở vùng rừng phía đông Madagascar.


Khỉ Aye-aye. Ảnh: Internet

Cá mắt lồi Celestial là một loài thuộc họ Cá vàng. Cặp mắt lồi ngược lên khiến tầm nhìn của chúng trở nên hẹp. Ngoài ra chúng không có vây lưng và rất nhạy cảm với nhiệt độ nước nên chúng mất lợi thế khi cạnh tranh trong môi trường tự nhiên.


Cá mắt lồi. Ảnh: Internet

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN