Qua Đài Quan sát ALMA, các nhà thiên văn học Chile cho biết, vừa tìm thấy một hố đen khổng lồ, ẩn nấp sau đám mây tên là Balloon và Stream, cách Trái đất tận 26.000 năm ánh sáng từ trung tâm thiên hà Milky Way.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia kết luận đây là một lỗ đen lưu động nặng gấp 30.000 lần khối lượng Mặt trời và có kích thước gần bằng sao Mộc.
Một hố đen vũ trụ khổng lồ có thể nuốt chửng bất cứ thứ gì vô tình lọt vào tầm ngắm của nó. Nói về lịch sử hình thành, các chuyên gia cho rằng lỗ đen này được cho là hình thành khi thiên hà Milky Way xuất hiện lần đầu tiên.
Hố đen lưu động kích khổng lồ được các nhà thiên văn học Chile phát hiện. Ảnh minh họa
Hố đen là là một vùng không - thời gian, có một trường hấp dẫn mạnh đến nỗi không có vật chất nói chung chiếm khối lượng và không gian nhất định hoặc bức xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra ngoài.
Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được.
Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ