Công thức trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi
MỤC LỤC
Tổng quan về tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Vì sao trẻ nhỏ hay bị nghẹt mũi?
Trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi
Những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi
Giảm nghẹt mũi, sổ mũi với dung dịch vệ sinh mũi
Nghẹt mũi hay tắc mũi là sự tắc nghẽn đường mũi thường do màng lót mũi bị sưng do các mạch máu bị viêm.
Chất nhầy xuất hiện và tích tụ bên trong mũi cản trở sự lưu thông không khí khiến cho người bệnh không thể thở bình thường.
Ngoài nghẹt mũi, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như: đau đầu, đau họng, ù tai, sổ mũi, sốt, ho…
Trẻ nhỏ thường xuyên bị ngạt mũi, sổ mũi
Ở trẻ, đề kháng và miễn dịch chưa được hoàn thiện, do đó dễ bị tấn công bởi virus và vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, so với người trưởng thành, niêm mạc mũi xoang của trẻ cũng mỏng và dễ kích ứng hơn khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là căn bệnh do virus gây ra. Bất cứ ai cũng có thể bị cảm lạnh, nhưng đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em và người lớn tuổi, những người có đề kháng kém.
Triệu chứng phổ biến của cảm lạnh bao gồm: hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi, ngạt mũi...
Cảm cúm
Cảm cúm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm. Nhìn chung triệu chứng cảm cúm tương tự như cảm lạnh nhưng mức độ nặng và nghiêm trọng hơn.
Khác với cảm lạnh, cảm cúm có thể gây ngạt mũi kéo dài, thậm chí gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng máu, hen suyễn, viêm xoang mạn tính...
Dị ứng
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng niêm mạc mũi (màng lót bên trong mũi) bị viêm do phản ứng lại với các tác nhân lạ như: khói bụi, hóa chất, lông động vật hay do thay đổi thời tiết
Khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân này, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng ở bên trong mũi.
Triệu chứng điển hình trong viêm mũi dị ứng là trẻ có tình trạng ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, chảy nước mũi nhiều, kèm dịch nhầy.
Dị vật
Sự hiện diện của vật lạ trong hốc mũi có thể gây tắc nghẽn, tổn thương mũi.
Triệu chứng phổ biến nhất là nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi có thể lẫn máu, kích ứng hoặc đau mũi.
Để giảm nghẹt mũi cho bé, nhiều phụ huynh thường chọn áp dụng các biện pháp dân gian, nếu không hết mới dùng thuốc.
Trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi là phương pháp phổ biến.
Vì sao tỏi lại được dùng để trị nghẹt mũi?
Sở dĩ tỏi được xem là một trong những phương pháp trị cảm cúm, nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả là do:
Trong tỏi chứa hai chất allicin và scordinin, có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm, giúp chống lại các vi sinh vật gây sổ mũi, hắt hơi.
Ngoài ra, hoạt chất allicin còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.
Tỏi giúp giảm hiện tượng sung huyết, viêm, giúp giảm tiết nhầy, nhờ vậy mũi sẽ thông thoáng hơn và giảm tắc nghẽn.
Trong tỏi có chứa lượng lớn vitamin C, các enzyme, sulfur, selen và nhiều thành phần hoạt chất khác có lợi cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh.
Nhờ tính kháng viêm, tỏi giúp giảm đau, giảm sưng niêm mạc mũi.
Cách trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi
Phương pháp trị nghẹt mũi cho trẻ bằng tỏi là phương pháp thực hiện dễ dàng và nhanh chóng ngay tại nhà.
Cha mẹ chỉ cần chuẩn bị vài tép tỏi bóc sạch vỏ, băm nhuyễn rồi ngâm trong nước muối sinh lý khoảng 2 tiếng là có thể sử dụng được.
Sử dụng dung dịch nước tỏi này để nhỏ mũi cho bé, nhỏ 1 - 2 giọt cho mỗi bên mũi. Sau 2 - 3 phút vệ sinh lại mũi để loại bỏ dịch thừa ra ngoài.
Có thể thực hiện khoảng 3 - 4 lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ hoặc trước các bữa ăn của bé.
Tỏi được xem là một phương pháp trị nghẹt mũi cho bé hiệu quả
Những lưu ý khi trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi
Trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi là cách làm đơn giản, tiết kiệm chi phí và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả thực sự của phương pháp này vẫn chưa được khoa học chứng minh.
Thông thường cách làm này có hiệu quả đối với trẻ đã lớn hoặc tình trạng nghẹt mũi nhẹ.
Với trẻ quá nhỏ hay nghẹt mũi nghiêm trọng, việc áp dụng không có hiệu quả thậm chí có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Thay vì trị nghẹt mũi cho bé bằng tỏi, mẹ có thể áp dụng cách đơn giản hơn là nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng.
Dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...), với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Xịt mũi sẽ giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Dung dịch vệ sinh mũi có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, có riêng sản phẩm dành cho trẻ em và người lớn, bạn có thể tham khảo.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Thành phần: Công dụng: |