Thứ bảy, 27/04/2024 | 18:44
RSS

Cách trị nghẹt mũi cho bé an toàn, khoa học, hiệu quả

Thứ sáu, 17/11/2023, 14:11 (GMT+7)

Trẻ bị nghẹt mũi (hay ngạt mũi), sổ mũi kèm theo sốt, ho, quấy khóc… khiến cả gia đình lo lắng. Vậy làm sao để trị nghẹt mũi cho bé an toàn, khoa học và tránh để lại biến chứng?

Tìm hiểu cách trị nghẹt mũi cho bé

Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi 

Do thời tiết thay đổi
 
Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết giao mùa thường làm cho trẻ dễ bị nghẹt mũi về đêm. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi gần sáng do nhiệt độ giảm. Lúc này, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách mặc thêm áo, đi tất chân. Ngoài ra, khi thời tiết se lạnh, bố mẹ có thể thoa một chút tinh dầu tràm vào lòng bàn chân cho bé.
 
Mắc bệnh lý về đường hô hấp
 
Trẻ bị ngạt mũi cũng có thể là do mắc các bệnh lý về đường hô hấp như:
 
• Cảm cúm
• Ho
• Viêm xoang
• Viêm phế quản
 
Khi mắc các bệnh này, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường dễ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ,…
 
Sức đề kháng kém
 
Trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản và có triệu chứng như sổ mũi, ho, nghẹt mũi, sốt,… khi thời tiết giao mùa hoặc khi tiếp xúc với mầm bệnh. 
 
Sức đề kháng kém khiến trẻ dễ mắc bệnh hô hấp

Các phương pháp trị nghẹt mũi cho bé

Điều trị bằng thuốc
 
Trẻ bị ngạt mũi uống thuốc gì là một trong những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu trẻ bị sốt cao kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi ,… bố mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng đúng liều lượng các loại thuốc chứa Paracetamol để giúp con hạ sốt. Nếu trẻ chỉ nghẹt mũi nhẹ thì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc nhỏ phù hợp. 
 
Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà.
 
Dùng bóng hút mũi 
 
Dùng bóng hút mũi là một trong những cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh được nhiều bà mẹ áp dụng. Các bước thực hiện:
 
• Trước khi sử dụng bóng hút mũi, mẹ cần chú ý khử khuẩn dụng cụ hút mũi và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh các vi khuẩn xâm nhập ngược vào mũi bé. 
• Sau đó dùng nước muối sinh lý nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé để tạo độ ẩm, giúp hút mũi dễ dàng hơn. Ngoài nước muối sinh lý, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối và nước khoáng để xịt nhẹ nhàng vào mũi trẻ.
• Sử dụng bóng hút mũi, hút lần lượt từng bên mũi. Các mẹ không nên hút mũi nhiều lần trong ngày vì gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
• Sau khi hút mũi, mẹ cần sử dụng tăm bông để lau khô bên trong mũi và dùng khăn mềm lau xung quanh bên ngoài mũi của bé.
• Cuối cùng, hãy vệ sinh dụng cụ bằng nước ấm hoặc nước rửa chuyên dụng và để ở nơi khô ráo.
 
Dùng bóng hút mũi sẽ giúp trẻ giảm nghẹt mũi
 
Do niêm mạc mũi của trẻ còn non yếu nên khi dùng bóng hút mũi các mẹ cần chú ý không đưa quá sâu và hút nhiều lần trong ngày. Trước và sau khi hút cần vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ.
 
Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi cho bé
 
Xịt mũi, rửa mũi là việc làm sạch mũi bằng chất lỏng, điều này sẽ giúp giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Cha mẹ nên lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh mũi của các công ty dược uy tín trên thị trường. Tiêu biểu như Dung dịch vệ sinh mũi Zenko.
 
Khác với các loại dung dịch vệ sinh mũi thông thường, Zenko có chứa muối, nước khoáng chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…, hương cam tự nhiên (sản phẩm dành cho người lớn thì có hương chanh), với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
 
Uống nhiều nước 
 
Khi trẻ bị ngạt mũi, trẻ sẽ thở bằng miệng dẫn đến tình trạng khô miệng. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc nước ép trái cây để tránh bị khô miệng, làm loãng dịch mũi, hạn chế tình trạng mất nước.
 
Dùng tinh dầu tràm 
 
Sử dụng tinh dầu tràm là phương pháp được nhiều bà mẹ tin dùng trong việc chữa ngạt mũi cho trẻ. Các tinh chất trong tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng như chữa nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm, trị ho…
 
Để cải thiện triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, bố mẹ có thể thoa một ít tinh dầu tràm vào phần ngực, khăn quàng cổ, lòng bàn chân, cổ tay của trẻ.

Biện pháp phòng tránh nghẹt mũi cho bé

Để phòng tránh ngạt mũi ở trẻ, mẹ cần thực hiện những điều sau:
 
• Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Do vậy, mẹ không nên cho trẻ cai sữa sớm. 
• Giữ ấm cơ thể cho trẻ.
• Thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ chơi, quần áo của trẻ sạch sẽ. Vệ sinh cho bé thường xuyên.
• Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách ăn nhiều rau củ quả. Cụ thể bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin C và sắt.
• Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
• Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, cảm lạnh… 
• Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài hoặc trong không gian có người bị bệnh.
 
Dùng dung dịch vệ sinh mũi giúp phòng tránh nghẹt mũi cho bé
 
Lưu ý: Các bệnh lý về tai mũi họng nếu không được điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp còn non yếu của trẻ. Chính vì vậy, nếu trẻ gặp phải các triệu chứng tai mũi họng không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
 

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO 

• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại