Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, không chảy nước mũi. Đây thường là triệu chứng của một trong các bệnh lý sau:
Ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi là một trong những dấu hiệu của bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tuy nhiên, đa phần người bị cảm cúm hoặc cảm lạnh đều xuất hiện tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không chảy nước mũi là do lớp niêm mạc xoang mũi bị viêm sưng tấy, ngăn cho dịch nhầy không thoát được ra ngoài.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm mũi tự phát do cơ thể nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo… Và viêm mũi dị ứng cũng có dấu hiệu nghẹt mũi không chảy nước mũi.
Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tạo cho người bệnh cảm giác khó chịu, nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh khó thở và phải thở bằng đường miệng gây khô miệng. Viêm mũi dị ứng bên cạnh triệu chứng tắc mũi không chảy nước mũi còn có tình trạng bị mỏi đỏ mắt, chảy nước mắt...
Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại gồm:
Người bị viêm xoang mũi cũng có thể gặp phải tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Lý do là bởi khi bị viêm xoang, niêm mạc xoang mũi bị sưng lên làm cản trở thoát dịch nhầy mũi dẫn tới triệu chứng viêm xoang gây nghẹt mũi.
Nguyên nhân gây viêm xoang có thể là do vi khuẩn, vi rút, nấm, tiếp xúc với tác nhân dị ứng (phấn hoa, lông động vật…), nhiễm trùng đường hô hấp, suy giảm sức đề kháng.
Viêm amidan là bệnh lý do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra, mắc khá nhiều ở trẻ em. Bệnh khi không kịp thời điều trị, tình trạng viêm có thể lan rộng tới niêm mạc xoang mũi. Điều này gây ra biểu hiện nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.
Thủ phạm gây ra viêm amidan có thể là do: nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, người có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh…
Dị vật ở trong mũi thường gặp ở trẻ nhỏ, khi các em chưa ý thức được nguy hiểm và có thể nghịch ngợm đưa đồ vật vào sâu bên trong mũi.
Dị vật nếu không được gắp ra kịp thời có thể gây ra tình trạng viêm sưng tấy, gây ngạt mũi nhưng không có nước mũi hoặc không chảy nước mũi…
Sự bất thường hoặc dị tật trong cấu trúc mũi chẳng hạn như: lệch vách ngăn mũi, hẹp vách ngăn… cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi không có nước mũi đi kèm với nhiều triệu chứng khác (nhức đầu, giảm khứu giác hoặc vị giác).
Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tuy không quá nghiêm trọng nhưng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Vì vậy, tình trạng này nên được giải quyết từ sớm và bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau:
Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để rửa mũi, việc rửa mũi có thể thực hiện hàng ngày nếu tình trạng nghẹt mũi nặng và giảm dần số lần khi triệu chứng đã được cải thiện.
Việc rửa mũi sẽ giúp loại bỏ chất bẩn, dịch nhầy chưa được thoát ra còn lắng đọng lại trong các hốc xoang mũi, giúp mũi trở nên thông thoáng và giảm nghẹt mũi.
Chườm ấm đem đến tác dụng tốt trong việc cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu vùng xoang mũi, giảm đau do viêm niêm mạc xoang mũi, dễ dàng loại bỏ dịch nhầy mũi tích tụ bên trong mũi.
Nhờ đó cải thiện được tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, giúp thông xoang mũi.
Nếu đang bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, bạn không thể bỏ qua việc tắm bằng nước ấm.
Tắm nước ấm giúp lưu thông khí huyết, tăng cường thể trạng và giúp cơ thể người bệnh tăng cường khả năng chống lại tác nhân gây viêm niêm mạc mũi xoang, nhờ đó giảm nghẹt mũi không có nước mũi.
Ngoài ra, việc tắm bằng nước ấm cũng giúp cho cải thiện tâm trạng, làm cho người bệnh thư thái hơn và hỗ trợ cải thiện triệu chứng nghẹt mũi.
Thêm một biện pháp khác được nhiều người bệnh áp dụng đó là uống nước ấm. Theo các chuyên gia, uống nước ấm giúp làm loãng dịch mũi, nhờ đó mà loại bỏ được dịch mũi dễ dàng hơn, cải thiện triệu chứng viêm xoang mũi.
Nhờ đó, việc uống nước ấm giúp mũi được thông thoáng, tốt cho các trường hợp nghẹt mũi nhưng nước mũi bị tắc không được chảy ra.
Có 2 cách xông hơi mũi đó là: xông hơi bằng tinh dầu hoặc xông hơi bằng dược liệu. Ví dụ xông hơi bằng: lá bạch đàn, lá hương nhu, sả, gừng, tinh dầu bưởi…
Các nguyên liệu này đều chứa thành phần có tính chất kháng khuẩn, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu vùng xoang mũi nên có tác dụng giảm tình trạng viêm, giảm nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.
Massage mũi có thể làm dịu cơn đau vùng mũi xoang, tăng cường tuần hoàn máu vùng mũi và cải thiện được triệu chứng ngạt mũi.
Cách massage mũi như sau: xoa tròn 2 bên cánh mũi trong khoảng 3 phút, thực hiện theo cách này khoảng 2-3 lần/ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn đang bị nghẹt mũi không chảy nước mũi vào thời tiết hanh khô, trời lạnh thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm nhé. Điều này sẽ giúp duy trì độ ẩm cần thiết trong niêm mạc mũi, giảm triệu chứng viêm niêm mạc mũi và thông tắc xoang mũi.
Một số nguyên liệu tự nhiên như: chanh, gừng, tỏi có tác dụng rất tốt trong việc thông xoang mũi, chữa trị nghẹt mũi.
Ví dụ, bạn có thể uống nước chanh hoặc dùng gừng hoặc tỏi để chế biến các món ăn.
Chú ý, không sử dụng quá nhiều chanh nếu như bạn đang mắc các bệnh về dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày).
Nếu tình trạng nghẹt mũi nặng nề và kéo dài trong nhiều ngày liên tục, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc chữa nghẹt mũi có thể được sử dụng đó là:
Trên đây là toàn bộ thông tin về nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và có được biện pháp khắc phục hiệu quả ngay tại nhà.