Viêm xoang mũi là hiện tượng niêm mạc tại các hốc xoang quanh mũi bị phù nề, sưng tấy do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: bụi bẩn, hương liệu, phấn hoa…
Tuỳ vào vị trí viêm nhiễm của hốc xoang và mức độ bệnh lý mà viêm mũi xoang được phân loại khác nhau:
Tại các vị trí hốc xoang, thông thường có 4 loại viêm mũi xoang là viêm xoang sàng, viêm xoang hàm, viêm xoang bướm và viêm xoang trán.
Ở mức độ bệnh lý, viêm xoang cũng được chia thành 4 dạng khác nhau:
Thông thường viêm xoang mũi không quá nguy hiểm. Nhất là đối với mức độ bệnh còn là viêm xoang cấp, các triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần can thiệp từ bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, viêm xoang mũi sẽ lây lan sang các khu vực khác và gây biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Dưới đây là một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi lơ là trong điều trị viêm mũi xoang:
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dễ gặp phải các biến chứng ở tai. Hay những người có tiền sử hen suyễn, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn và tình trạng bệnh cũng diễn biến phức tạp hơn.
Việc dùng thuốc rất hữu hiệu đối với mức độ bệnh lý đang là viêm xoang cấp. Người bệnh sẽ được kê các nhóm thuốc: kháng sinh, chống dị ứng, chống viêm, co mạch… để kiểm soát nhanh triệu chứng, mang lại cảm giác dễ chịu cũng như ổn định cuộc sống nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc điều trị viêm xoang mũi bằng thuốc cũng gặp nhiều bất cập vì người bệnh thường có thói quen không tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc. Thói quen lờ là, tự ý mua và sử dụng thuốc, sử dụng không đủ liều… khiến bệnh lý ngày càng nặng, thậm chí có trường hợp còn xuất hiện tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, phản tác dụng khi dùng.
Bên cạnh đó, vì không tác động vào căn nguyên gây bệnh nên thuốc chỉ giảm các triệu chứng mà không thể kiểm soát hoàn toàn bệnh. Các triệu chứng chỉ tạm thời mất đi, đến một lúc nào đó, bệnh lại tái phát và vòng lặp mới lại xuất hiện.
Bên cạnh y học hiện đại, thì y học cổ truyền cũng là giải pháp mà nhiều người bệnh tìm đến. Mặc dù đông y rất nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh lý mạn tính, nan y khó chữa, nhưng cách sử dụng phức tạp cùng hiệu quả chậm khiến nhiều người vẫn còn e ngại khi sử dụng.
Hơn nữa, thị trường đông y hiện nay đang tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, hiệu quả mờ nhạt, không rõ ràng, có nhiều trường hợp giả mạo đông y cổ truyền để lừa gạt người tiêu dùng… là nguyên nhân khiến người bệnh e dè và gác lại suy nghĩ sử dụng đông y.
Tuy nhiên, với những người bị viêm xoang và đã sử dụng nhiều cách nhưng vẫn không có kết quả, bạn có thể tham khảo và tìm đến Quốc bảo y học Việt Nam - Ngự y mật phương.
Ngự y mật phương là cuốn sách bảo xuất hiện từ triều Nguyễn, do chính tay các Ngự y tại Thái y viện nghiên cứu, tổng hợp từ các bài thuốc hiệu quả nhất từ khắp nơi trong dân gian và các ngự y sáng tạo ra. Đồng thời, Ngự y mật phương thời bấy giờ được lưu giữ tuyệt mật trong Thái y viện, chỉ được sử dụng cho vua chúa hoàng tộc. Cũng vì vậy là Ngự y mật phương vẫn luôn là viên ngọc quý nơi cung cấm, là mơ ước của không biết bao người.
Cho đến hiện tại, khi trải qua nhiều thăng trầm biến cố lịch sử, Ngự y mật phương may mắn được tìm lại nguyên bản và cho nghiên cứu cùng sản xuất diện rộng các bài thuốc hiệu quả vượt trội, trong đó viêm xoang. Người bệnh lúc này đã được tiếp cận gần hơn với bài thuốc vua chúa, thực hiện được ước mơ kiểm soát và kéo dài thời gian bệnh lý tái lại, trở về cuộc sống mơ ước ngày xưa.
Bào chế tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, dạng viên nén nhỏ giúp dược chất hấp thụ nhanh vào cơ thể. Bên cạnh đó, bao thiếc bên ngoài không chỉ có tác dụng chia liệu nhanh gọn, mà còn có thể bảo đảm chất lượng thuốc trong quá trình di chuyển, làm việc. Nhờ đó mà khắc phục được nỗi lo trong khẩu sử dụng và vận chuyển khi tiếp cận đông y của người bệnh.
Tác dụng nhanh, kiểm soát bệnh tiến triển và hạn chế bệnh tái lại rõ rệt, tiện dụng với mọi đối tượng là các điểm mạnh mà Viên xoang Ngự y mật phương đem đến cho người bệnh. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp đã khỏi hẳn hoặc bệnh không tái lại trong nhiều năm sau khi sử dụng.
Khi viêm xoang mũi tiến triển nặng hơn, việc điều trị bằng thuốc không còn đem lại tác dụng thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật,
Các thủ thuật phẫu thuật hiện bao gồm nội soi, phẫu thuật xoang mở… Đều nhằm mục đích khai thông lòng xoang, tăng cường khả năng lưu thông không khí.
Tuy nhiên chỉ khi viêm xoang tiến triển quá nặng và bắt đầu gây biến chứng, người bệnh mới được chỉ định làm phẫu thuật. Bởi, phương pháp này không đảm bảo bệnh khỏi hoàn toàn, bên cạnh đó cấu trúc mũi thay đổi sau phẫu thuật khiến việc điều trị sau này khó khăn hơn rất nhiều.
Tổng kết lại cho câu hỏi “viêm xoang mũi có nguy hiểm không”? Thì viêm xoang mũi chỉ không nguy hiểm khi bệnh lý dừng ở mức độ nhẹ. Còn khi viêm xoang đã tiến triển mạn tính, bệnh rất khó để chữa khỏi, nó không chỉ cản trở cuộc sống bình thường người bệnh mà còn có thể lây lan, biến chứng khó lường đến các bộ phận khác bất cứ lúc nào. Do đó, người bệnh cần có thái độ nghiêm túc, không được lơ là, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng khiến bạn và gia đình trở tay không kịp.