Mặc dù cơ địa dị ứng mới là nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang ở trẻ em, tuy nhiên khi gặp các yếu tố thuận lợi dưới đây, bệnh lý viêm xoang mới thực sự bùng phát và hình thành các đợt viêm xoang cấp tính rồi sau đó chuyển sang viêm xoang mạn tính.
Vì họng và mũi thông với nhau, nên khi trẻ bị mắc các bệnh lý họng cấp như viêm họng, viêm VA, viêm Amidan,, viêm tai giữa… Vi khuẩn và virus sẽ đi theo đường tai mũi họng lây lan đến các xoang và gây ra các ổ viêm nhiễm tại đây.
Ở trẻ nhỏ, hệ thống lông mũi rất dễ bị suy giảm khi tiếp xúc với không khí lạnh, khô vào mùa đông hoặc ở trong môi trường điều hoà quá lâu.
Điều tiết nhiều dịch nhầy trong mũi sẽ tạo môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập dễ dàng và gây nhiễm trùng tại các hốc xoang.
Khi bị dị hình mũi bẩm sinh hay có cấu trúc hốc mũi bất thường, bé sẽ bị tắc nghẽn cơ học, quá trình trao đổi khí giữa các xoang cũng thay đổi.
Dị hình mũi bẩm sinh, u mũi, polyp mũi… là các nguyên nhân tạo điều kiện thuần loại cho vi khuẩn, virus phát triển trong hệ thống xoang.
Nguy cơ mắc viêm xoang cấp sẽ tăng cao hơn ở những trẻ này nếu trẻ có thêm các yếu tố như:
Ở các môi trường có nguồn không khí ô nhiễm như bụi mịn, hoá chất có hại… vi trùng nhiễm khuẩn ở đấy rất thuận lợi trong việc phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt là trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn toàn khỏe mạnh như người trường thành. Tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến viêm xoang ở trẻ em.
Khi mắc một trong các bệnh lý dưới đây, nếu không được tầm soát và xử lý kịp thời sẽ rất dễ tiến triển thành viêm xoang:
Ở trẻ sơ sinh, hệ thống xoang chưa hoàn thiện đầy đủ. Lúc mới đẻ, trẻ chỉ có xoang sàng nằm ở vùng hốc mũi, giữa hai bên mắt và ngay dưới trán.
Dần dần khi trẻ lớn lên, xoang hàm mới bắt đầu xuất hiện (thường là giai đoạn 3 đến 4 tuổi). Sau khi lên 7 - 8 tuổi xoang bướm và xoang trán mới hình thành.
Ở trẻ em và người lớn có sự khác nhau rõ rệt về kích thước hệ thống xoang, vì vậy các triệu chứng viêm xoang ở trẻ em cũng không rõ rệt như người lớn.
Bên cạnh đó, vì trẻ còn quá nhỏ nên chưa có khả năng nêu rõ được vấn đề mình đang gặp phải. Điều này cũng gây trở ngại rất lớn trong việc kiểm soát và chẩn đoán bệnh viêm xoang ở trẻ em.
Thông thường, ba mẹ có thể nghi ngờ trẻ bị viêm xoang khi có các triệu chứng sau: Sau giai đoạn viêm đường hô hấp mà trẻ vẫn còn các triệu chứng như sốt nhẹ, chảy nước mũi có màu xanh đặc hoặc dịch mũi màu vàng, viêm mũi có mùi hôi, ngủ ngáy, quấy khóc, dễ nôn trớ… Hoặc ở trẻ lớn hơn hay than phiền vì bị đau đầu, nặng nhức vùng mặt, phù mắt hoặc đau răng… thì nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chi tiết.
Mặc dù bệnh lý viêm xoang không gây nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể, nhưng về lâu về dài khi bệnh tình trở nặng và xuất hiện ngày càng nhiều, rất dễ kéo theo các biến chứng nguy hiểm như:
Mặc dù viêm xoang ở trẻ em ít gặp hơn so với viêm xoang ở người lớn. Tuy vậy bố mẹ cũng không nên chủ quan mà nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm khi trẻ chớm có các triệu chứng bệnh.
Để đề phòng các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm xoang thì ba mẹ nên:
Khi trẻ có biểu hiện của bệnh, cần hạn chế bé tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như khói thuốc, phấn hoa, hương liệu nồng, bụi bẩn, lông động vật…
Cảm lạnh, viêm mũi… nếu để kéo dài hoàn toàn không có lợi cho trẻ. Vì vậy cách tốt nhất nếu không thấy các bệnh lý tiến triển, hay lập tức đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.
Cha mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc bên ngoại, hoặc không được tự ý ngưng thuốc điều trị khi chưa hết liều lượng hoặc chỉ định của bác sĩ.
Các loại tinh dầu như tràm, bạc hà, sả chanh… đều có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp.
Cha mẹ chỉ cần sử dụng các loại máy khuếch tán tinh dầu, nhỏ vài giọt tinh dầu là được. Lưu ý chỉ nên áp dụng với trẻ trên 2 tuổi và khi áp dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi điều trị viêm xoang ở trẻ em, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc gồm các loại: kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng, xịt mũi… để làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị xoang cần được cẩn thận khi sử dụng để tránh nguy hiểm không đáng có.
Khi sử dụng thuốc điều trị viêm xoang cho trẻ, cần tuân thủ nghiêm túc theo chỉ định bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua, tự ý sử dụng hoặc tự ý ngưng khi chưa hết liều chỉ định.
Nguyên nhân thực sự gây viêm xoang là do cơ địa. Vì vậy thuốc Tây y chỉ có khả năng làm điều trị các triệu chứng lâm sàng mà hoàn toàn không thể điều trị tận gốc bệnh. Nếu lạm dụng thuốc, bệnh thậm chí không khỏi mà còn ngày càng nặng thêm.
Trong khi đó, theo Ngự y mật phương chìa khoá để xử lý hiệu quả bệnh lý viêm xoang là phải tác động vào thay đổi cơ địa. Dần dần thay đổi cơ địa yếu kém thành khỏe mạnh giống người bình thường, không còn quá mẫn cảm với các yếu tố dị ứng gây viêm xoang nữa.
Bé không còn nỗi lo phải phụ thuộc nhiều vào các đơn thuốc mỗi khi bệnh bùng phát, vừa giảm khả năng bệnh tái lại vừa hạn chế được các ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc tới cơ thể. Đảm bảo hệ miễn dịch và đề kháng được phát triển toàn diện, không bị kháng thuốc.
Viêm xoang ở trẻ em rất khó tầm soát và xử lý, đặc biệt rất dễ biến chứng sang các bệnh lý nguy hiểm khác. Trong khi đó, nếu lạm dụng thuốc sẽ khiến cơ thể bé còn nhỏ đã có hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc… Vì vậy cha mẹ hãy luôn theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời nhé!