Khi bị viêm xoang, niêm mạc sưng tấy khiến mạch máu lưu thông kém đi, dịch nhầy ứ đọng trong các hốc xoang không thể thoát ra ngoài khiến tình trạng viêm nhiễm xoang ngày càng nặng.
Ngoài việc sử dụng thuốc để kiểm soát nhanh triệu chứng, xông hơi là một trong các biện pháp hỗ trợ cải thiện viêm xoang hiệu quả.
Cho nhiều người chưa biết, xông hơi mũi mang đến 4 lợi ích vượt trội như sau:
Hơi nóng và các hoạt chất tinh dầu bốc lên có tác dụng làm loãng dịch nhầy, khơi thông lòng mũi và đẩy dịch viêm ra ngoài. Nhờ vậy mà người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi cải thiện đáng kể ngay sau khi xông, tình trạng mất khứu giác dần dần được cải thiện với tình trạng viêm xoang cấp.
Các thành phần từ tinh dầu, dược liệu xông cùng với hơi nóng dễ xâm nhập vào các hốc xoang để vệ sinh bụi bẩn, dịch viêm…sạch sẽ vì lúc này niêm mạc mũi đã giãn nở do tác động của không khí nóng.
Khi niêm mạc mũi giãn nở do hơi nóng, đồng thời tốc độ và khả năng lưu thông mạch máu ở mũi cũng được tăng cường đáng kể.Sự tăng nhiệt còn giúp kích thích hệ miễn dịch, phát tín hiệu cho đề kháng cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây viêm trong khoang mũi.
Nhờ đó mà các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, nặng nhức mặt… được cải thiện đáng kể.
Tây y nghiên cứu được trong lá chanh có chứa một lượng lớn tinh dầu saponin, đây đều là các chất chống viêm có tác dụng ngăn ngừa và hình thành ổ nhiễm khuẩn của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trong Đông y, lá chanh được nhận diện với vị đăng mùi thơm, tính bình… rất thích hợp với các trường hợp bị viêm xoang, sốt rét, cảm cúm, hen suyễn…
Với phương pháp dùng lá chanh để xông mũi điều trị viêm xoang, bạn cần phải có khoảng 30g lá chanh tươi cùng với 10g vỏ cam sấy khô.
Sau đó đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, để ráo rồi đun sôi với nửa lít nước. Hỗn hợp thu được người bệnh đem xông ngay trong vòng 10 đến 15 phút.
Giống lá chanh, trong lá dầu cũng chứa rất nhiều tinh dầu thơm cùng muôn vàn hợp chất quý có khả năng kháng khuẩn, chống viêm… được các chuyên gia đánh giá cao.
Đông y ghi nhận lá bạch đàn có tác dụng làm ấm, thông xoang và bảo vệ hầu họng. Vì vậy loại thảo dược này được sử dụng rất phổ biến nhằm đào thải dịch nhầy, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết…
Cũng như lá trầu, lá bạch đàn thu được rửa sạch rồi vò nát. Sau đó cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút cho lá tiết hết tinh dầu.
Trùm khăn xông khoảng 15 phút là được. Lưu ý trong khi xông, người bệnh nên hít vào thở ra đều đặn để các hoạt chất tinh dầu được hấp thụ vào họng và các hốc xoang tốt nhất.
Y học cổ truyền cho rằng, với công dụng chính là sát trùng, tiêu viêm trừ đờm thấp… cây giao thực sự rất phù hợp để điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm xoang, mụn nhọt và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Nguyên liệu: 15 đốt cây giao và 1 tờ giấy kích thước lớn.
Quy trình thực hiện:
Nói đến chống viêm không thể không nhắc đến trà xanh. Là loại thảo dược chứa nhiều hoạt chất chống oxy hoá, có tác dụng giảm đau nhức sưng viêm hiệu quả, tốc độ đào thải chất nhầy nhanh chóng. Trà xanh là loại thảo dược không thể thiếu trong danh mục thảo dược trị viêm xoang.
Người bệnh cần chuẩn bị 40g trà xanh tươi cùng 2 thìa cà phê muối hạt.
Cách làm:
Tía tô cũng là dược liệu quá đỗi quen thuộc đối với các bài thuốc trị xoang. Bạn có thể dùng tía tô kết hợp với các thảo dược khác, tuy nhiên với cách xông hơi người bệnh không cần phải chuẩn bị quá nhiều mà tác dụng mang lại vẫn được đảm bảo.
Nguyên liệu: 200ml nước và 50g lá tía tô.
Cách làm:
Tía tô sau khi làm sạch thì cho trực tiếp vào nồi đun, sau đó để nguội bớt 1 - 2 phút mới bắt đầu tiến hành xông cho đến khi nào nước nguội.
Với dược liệu này, người bệnh chỉ nên áp dụng 2 đến 3 lần/tuần là được.
Với công dụng kháng khuẩn, giảm đau và tác động tốt với co thắt cơ trơn, không lạ gì khi bạc hà luôn nằm trong list các dược liệu được chuyên gia khuyên dùng.
Cụ thể với trường hợp xoang cấp tính, tinh dầu bạc hà có khả năng giảm hình thành dịch nhầy và giảm đau nhức từ các hốc xoang khá tốt.
Chuẩn bị: 20 - 30g bạc hà, nửa lít nước.
Cách làm:
Lá lốt không chỉ là nguyên liệu tạo nên các món ăn ngon mà còn đem lại tác dụng vượt trội trong điều trị bệnh.
Chuẩn bị: 50g lá lốt và 200ml nước.
Cách làm:
Mặc dù đây là các bài thuốc dân gian, tuy nhiên vẫn cần nghe ý kiến và chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến viêm xoang, dù chỉ là tác động nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, dù ít hay nhiều thì bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây:
Bài viết trên đây, Nhất Nhất đã gợi ý cho bạn câu trả lời“Viêm xoang xông lá gì” cùng các lợi ích, cách thực hiện của từng loại thảo dược nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh. Chúc các bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợpvà đừng quên lưu ý một số điều cần thiết trước khi bắt đầu thực hiện.