Theo Đông y, vị cay tính nóng trong cà độc dược có tác dụng rất lớn trong việc cắt hơn ho, hen suyễn và trị thấp khớp.
Đặc biệt loại thảo dược này còn có mặt rất nhiều trong các bài thuốc chữa viêm dạ dày - tá tràng, viêm xoang.
Tuy nhiên các tác dụng và hiệu quả bài thuốc này vẫn chỉ ở mức lưu truyền dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cụ thể. Hơn nữa đây là loại thảo dược có độc vì vậy khi sử dụng cần thận trọng và đúng cách. Nếu sử dụng sai cách rất dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Cây cà độc dược được chia thành 3 loại gồm có: Một loại có hoa màu trắng, cành và thân màu xanh, loại thứ hai có hoa màu đốm tím và loại thứ 3 là lai của 2 loại hoa trắng và đốm tím. Chúng có chung đặc điểm là loại cây cao khoảng 1-2 m, thân thảo, mọc nhiều ở miền núi trung du và đồng bằng.
Theo dân gian truyền miệng, bài thuốc xông lá cà độc dược có tác dụng giảm thiểu được khá nhiều các triệu chứng của bệnh viêm xoang và được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu: 3-4 lá cà độc dược khô.
Cách làm:
Với việc thực hiện như này, hơi cà độc dược sẽ đi vào trong khoang mũi, tiêu diệt vi khuẩn và môi trường viêm nhiễm trong đây.
Người bệnh nên thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần từ 3 đến 5 phút và liên tục trong vòng 1 tháng. Các dấu hiệu khó chịu của viêm xoang sẽ được cải thiện rõ rệt.
Mặc dù sử dụng lá cà độc dược có tác dụng trong chữa trị triệu chứng viêm xoang. Tuy nhiên khi sử dụng cần vô cùng thận trọng.
GS.TS Đỗ Tất Lợi - nhà nghiên cứu dược học, một cây "đại thụ" trong ngành y học cổ truyền cho biết, trong lá cà độc dược có chứa Atropin và Hyoxin. Đây đều là 2 chất độc, mà nếu sử dụng sai cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh:
Atropin có khả năng tác động đến não bộ, khiến người sử dụng có cảm giác bị say. Khi sử dụng nhiều còn có biểu hiện sốt, nổi cuồng, thở gấp, phát điên. Nguy hiểm hơn là chúng ức chế khu thần kinh trung ương gây tê liệt tứ chi.
Tương tự như Atropin, Hyoxin cũng khiến cơ thể bị say. Đặc biệt khả năng ức chế thần kinh trung ương Hyoxin nặng hơn rất nhiều. Hoạt chất này còn đuọc sử dụng như thuốc để chống lại tình trạng co giật ở người bệnh Parkinson, hoặc kết hợp với Atropin mang lại tác dụng an thần chống say xe.
Chính vì thế khi sử dụng lá cà dược chữa viêm xoang hoặc chữa các bệnh khác cần cẩn trọng khi sử dụng. Những người không nên dùng lá cà dược chữa bệnh gồm có: phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, người đang bị huyết áp cao, rối loạn tâm thần, người bị loét dạ dày...
Nếu chẳng may bị ngộ độc lá cà độc dược, bạn có thể xử lý bằng biện pháp sau:
Nước cam thảo có tác dụng giải độc tức thời,hiệu quả nhanh chóng nếu người bệnh bị nhiễm độc nhẹ. Nếu bạn không thấy tình trạng ngộ độc giảm đi, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và cấp cứu kịp thời.
Vì viêm xoang là bệnh lý có xu hướng mạn tính, gần như không thể chữa khỏi và tiến triển rất nhanh, có thể bùng phát nhiều lần khi gặp các yếu tố nguy cơ.
Người bệnh có thể tham khảo các gợi ý dưới đây để phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ gây bệnh:
Bài thuốc từ lá cà dược chữa viêm xoang đến nay vẫn chỉ dừng lại ở mẹo dân gian, chưa có căn cứ xác thực. Bên cạnh đó, bản thân cây cà độc dược cũng mang rất nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng.