Chủ nhật, 19/01/2025 | 21:28
RSS

Bất động sản công nghiệp Vĩnh Phúc: Vừa bán vừa la cũng đắt hàng

Thứ năm, 08/08/2019, 06:54 (GMT+7)

Theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, nhu cầu về bất động sản công nghiệp tại địa phương hiện nay đang rất cao. Tuy nhiên, đến nay các KCN hoàn thiện đã lấp đầy, còn các dự án KCN khác thì mới đang nằm trên giấy hoặc đang dang dở…

Được biết, hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung nguồn lực từng bước xây dựng, hoàn thiện, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu, cụm công nghiệp hiện có, đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư đẩy nhanh xây dựng hạ tầng các KCN như Thăng Long Vĩnh Phúc, Tam Dương II khu A, khu B; Phúc Yên, Chấn Hưng, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương I để có quỹ đất cho sản xuất và triển khai dự án. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tổ chức gặp gỡ hằng tuần giữa lãnh đạo UBND tỉnh và doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết bất động sản công nghiệp đang là phân khúc hấp dẫn nhất trong năm 2019. Trong xu thế thị trường bất động sản sẽ đi vào trật tự và ổn định hơn, khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh cho đến chính sách, bất động sản công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội phát triển.

Phân tích của ông Nam cho thấy, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu.

Việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm; sự tích cực tham gia các Hiệp định FTA; tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp. 

Lấy Vĩnh Phúc là ví dụ, nhiều chuyên gia kinh tế cho hay phát triển bất động sản công nghiệp là xu thế và tầm nhìn trung và dài hạn của các địa phương hiện nay, Theo đó, thời gian qua, nhiều KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm tại ba miền Bắc, Trung và Nam đang được hoàn thiện và đi vào hoạt độn.

Tuy nhiên, dù có dư địa phát triển rất lớn, nhưng với nhu cầu thuê đất tăng cao như hiện nay thì các nhà đầu tư thời điểm này muốn thuê đất xây dựng nhà máy cũng khó. Bởi với tình trạng đền bù giải phóng mặt bằng rất khó khăn như hiện nay, công với thủ tục rất nhiêu khê để đưa một KCN đi vào hoạt động nên dự báo nhu cầu về bất động sản công nghiệp thời gian tới sẽ còn “nóng bỏng” hơn nữ.

Với quỹ đất sạch ít ỏi, trong khi các KCN khác đang trong giai đoạn thực hiện nên nhu cầu thuê đất xây dựng nhà máy sản xuất tại Vĩnh Phúc hiện nay rất lớn.

Bất động sản công nghiệp đang là phân khúc hấp dẫn tại Vĩnh Phúc.

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, trong năm năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc đã bán đấu giá thành công KCN Bá Thiện 247 ha cho nhà đầu tư. Đây là KCN nằm ở vị tríđẹp nhất tỉnh Vĩnh Phúc với hạ tầng kết nối thuận tiện đến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, sân bay Nội Bài, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… Do hạ tầng xung quanh tốt, vị trí đẹp, nên KCN Bá Thiện đang là tâm điểm săn đón của các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản Hàn Quốc, Đài Loan.

Do có mặt bằng sạch, không cần phải giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý đã hoàn thiện nên nhà đầu tư khi thuê đất tại KCN Bá Thiện có thể bắt tay xây dựng luôn nhà máy, công trình phục vụ quá trình sản xuất.

Với lợi thế như vậy nên hiện nay nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Nhật Bản, Trung Quốc Hàn Quốc, Đài Loan đã liên hệ với đơn vị trúng đấu giá là HDTC để mua hoặc thuê lại KCN này.

Đại diện Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, do là “của để dành” nên chủ đầu tư KCN Bá Thiện dù có nhiều doanh nghiệp liên hệ mua  lại nhưng HDTC vẫnn chưa đồng ý bán bán cho đối tác nào. Nhiều người ví von đó là hiện tượng “vừa bán vừa la cũng đắt hàng” để nói về sự khan hiếm về các KCN hoàn thiện như Bá Thiện hiện nay.

Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu đất sạch tại các KCN hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng thường kéo dài nên để một KCN từ khi làm thủ tục đến khi bàn giao đất cho nhà đầu tư thường mất nhiều năm.

Mặt khác, với chi phí đền bù ngày càng tăng cao, bên cạnh công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, kéo dài nên những KCN như KCN Bá Thiện đã có sẵn mặt bằng sạch sẽ có lợi thế rất lớn về giá. “Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung về Vĩnh Phúc làm ăn, hoặc các nhà đầu tư hiện hữu cũng đang mở rộng quy mô sản xuất nên nguồn cung về bất động sản công nghiệp tại Vĩnh Phúc tới đây rất lớn.

Tuy nhiên các KCN tại Vĩnh Phúc hiện nay hoặc đang nằm trên giấy, hoặc chưa giải phóng mặt bằng nên thời điểm này anh nào có “hàng” là được mua ngay”, một lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.

Trong khi đó, với những chính sách áp thuế đầy bất ngờ từ Mỹ đối với Trung Quốc, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đã tạo tiềm năng lớn cho Việt Nam chào đón làn sóng đầu tư công nghiệp mới từ các nhà đầu tư quốc tế.

Do đó, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê đất tại các khu công nghiệp dự kiến sẽ đạt bước tiến lớn trong năm 2019 và thời gian tới nên nhu cầu về quỹ đất công nghiệp tại các địa phương tới đây sẽ là bài toán khó.

Khảo sát của PV hiện nay cho thấy, giá cho thuê  bất động sản công nghiệp tại TP.HCM là 170 – 250USD/m2. Riêng tại Hà Nội, tuỳ thuộc vào vị trí, giá cho thuê  bất động sản công nghiệp đạt mức từ 200 – 300 USD/m2. Riêng tại Vĩnh Phúc, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp FDI lớn của Nhật Bản như Honda, Toyota, giá cho thuê bất động sản công nghiệp cũng đang tăng nóng theo thời gian, với giá cho thuê hiện tại đã chạm ngưỡng từ 120- 140 USDm2.

Tâm An
Theo Đời sống Plus/GĐVN