Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:20
RSS

Bạn có biết người lớn hay ốm vặt phải làm sao?

Thứ tư, 27/04/2022, 18:37 (GMT+7)

Hay ốm vặt, luôn trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Bạn có biết người lớn hay ốm vặt phải làm sao để xử lý nhanh chóng?

Người lớn hay ốm vặt phải làm sao

Người lớn hay ốm vặt phải làm sao để không mệt mỏi, ốm yếu suốt ngày?

Thế nào là hay ốm vặt?

Để tìm lời giải cho câu hỏi “người lớn hay ốm vặt phải làm sao”, trước hết cần biết ốm vặt là như thế nào và nguyên nhân nào gây ra tình trạng này.

Ốm vặt là từ thông dụng để chỉ những bệnh lý và tình trạng sức khỏe phổ biến như cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi, đau đầu, viêm họng…

Gọi là bệnh vặt nhưng lại có sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, chóng mặt, viêm mũi họng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Người lớn hay ốm vặt luôn trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, thiếu sức sống, không được đánh giá cao trong bất kỳ tập thể nào.

người lớn hay ốm vặt
Người lớn hay ốm vặt luôn trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ

Nguyên nhân hay ốm vặt

Hay ốm vặt chủ yếu là do sức đề kháng (hay hệ miễn dịch) suy giảm. Hệ miễn dịch được xem là “tấm khiên” bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây hại bên ngoài. Người hay ốm vặt chứng tỏ chức năng miễn dịch suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu, điển hình là:

  • Lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài
  • Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc
  • Ăn uống thiếu dưỡng chất
  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Sử dụng chất kích thích
  • Mắc bệnh tự miễn

người lớn hay ốm vặt
Căng thẳng, stress kéo dài làm tăng nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch

Người lớn hay ốm vặt phải làm sao?

Để tăng cường hệ miễn dịch, cần thay đổi và tác động nhiều yếu tố, từ chế độ dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, đến tập luyện và giữ vệ sinh tốt.

1. Chế độ dinh dưỡng tốt

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu dưỡng chất sẽ khiến cơ thể không thể hoạt động một cách tốt nhất.

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt, nên:

  • Ăn nhiều loại trái cây và rau quả hàng ngày
  • Ưu tiên thịt nạc, thịt trắng, thay vì thịt mỡ, thịt đỏ
  • Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đường và muối

2. Uống nhiều nước

Nước giúp mang các chất dinh dưỡng và khoáng chất đến các tế bào, đồng thời giữ cho miệng, mũi và cổ họng luôn ẩm để tránh bị virus tấn công. Để đảm bảo đủ nước, mỗi ngày nên uống khoảng 1-1,5 lít nước lọc, nước trái cây, rau củ...

3. Ngủ đủ giấc

Hệ thống miễn dịch giải phóng cytokine trong khi ngủ. Cytokine là “sứ giả” chống lại chứng viêm và bệnh tật. Vì vậy, cần đảm bảo ngủ đủ giấc và tăng cường chất lượng giấc ngủ.

4. Giữ vệ sinh cá nhân

Tay bẩn thường là “ổ” virus, vi khuẩn. Nếu không rửa sạch tay thường xuyên, vi trùng từ tay có thể xâm nhập qua mắt, mũi, miệng và gây bệnh. Ngoài ra, những vật dụng thường xuyên chạm tay vào cũng nên vệ sinh sạch thường xuyên, như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, bàn phím máy tính...

5. Kiểm soát căng thẳng

Khi bị căng thẳng, hormone cortisol tăng cao, các tế bào giám sát virus của cơ thể sẽ giảm xuống. Khi bị căng thẳng, nhiều người cũng thường tìm đến những hành vi không lành mạnh như uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn những thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột xấu. Tất cả những điều này đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cuộc sống không thiếu những căng thẳng, nhưng có nhiều cách giúp kiểm soát như: viết nhật ký, ngồi thiền, nghe nhạc, xem phim đọc sách, cắm hoa, nấu ăn...

6. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho miễn dịch

Có một số loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, như vitamin C, D và kẽm. Vitamin C và kẽm là chất chống oxy hóa mạnh, sản sinh tế bào miễn dịch. Vitamin D là chất điều hòa miễn dịch mạnh, giúp điều chỉnh và kiểm soát hệ thống miễn dịch.

Có thể bổ sung các dưỡng chất này qua chế độ ăn uống, hoặc dùng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

người lớn hay ốm vặt
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp giảm ốm vặt

7. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp toát mồ hôi, đào thải độc tố trong cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Nên tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày 30 phút, 5 ngày/tuần.

8. Dùng thuốc bổ Đông y

Dùng thuốc bổ Đông y sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, điều trị các tình trạng suy nhược cơ thể. Trong các bài thuốc bổ Đông y, nổi tiếng nhất là bài Thập toàn đại bổ.

Thập toàn đại bổ Đông y – giải pháp cho người ốm yếu, mệt mỏi kéo dài

Thực chất, Thập toàn đại bổ là bài thuốc được kết hợp từ bài thuốc Tứ vật thang, Tứ quân tử thang (2 bài thuốc bổ khí và bổ huyết nổi tiếng) và 2 vị thuốc quý là Hoàng kỳ và Quế vỏ. Sự phối hợp này là kết quả của nhiều năm kinh nghiệm của các thầy thuốc Đông y, để cho hiệu quả cao nhất, nhằm bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hiện nay, bài thuốc Thập toàn đại bổ đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Thập toàn đại bổ Đông y bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người ốm yếu, mệt mỏi thường xuyên, sắc mặt xanh xao, ăn kém ngủ ít có thể tham khảo sử dụng.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất

người lớn hay ốm vặt Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;

• Phụ nữ mới sinh

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại