Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:55
RSS

Bác sĩ tư vấn cách xì mũi đúng cách để trẻ không bị viêm xoang, điếc tai

Thứ hai, 19/12/2016, 11:56 (GMT+7)

Xì mũi, rửa mũi là những việc làm thường xuyên của rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên xì mũi thế nào cho đúng cách thì không phải mẹ nào cũng biết cách hướng dẫn đúng cho con.

Sổ mũi là bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thay đổi. Việc xì cho nước mũi ra, nhiều người nghĩ đơn giản nhưng không phải thế. Xì mũi là phản ứng tự nhiên để tống các chất ứ đọng, các dịch nhầy ở mũi ra ngoài lấy lại sự thông thoáng và dễ thở. 

Nếu xì mũi không đúng cách rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi các chất nhày từ xoang chảy tới mũi chứa dịch bị kích thích bởi các yếu tố: nóng, lạnh, bụi... sẽ bị đặc hơn, gây ứ đọng trong mũi. Xì mũi không đúng cách khiến nhiều trẻ lại mắc thêm bệnh khiến bệnh chồng bệnh.

Xì mũi cho trẻ phải đúng cách

Xì mũi cho trẻ phải đúng cách

Bịt một bên, xì  một bên

Theo Lương y Nguyễn Ngọc Đông (Chủ nhiệm phòng khám Nam xoang 62 Nguyên Hồng) cho biết: màng nhĩ là  màng ngăn giữa tai ngoài và tai giữa. Thông thường màng nhĩ luôn thông. Nếu vì một lý do nào đó ví dụ như viêm mũi, nghẹt mũi, tắc mũi thì đường thông này không được thông thoáng sẽ khiến tắc đường thông từ mũi lên họng và tai, viêm nhiễm từ mũi lên tai giữa khiến tai dễ bị ù.

Lương y Đông cho biết, cha mẹ cần dạy con cách xì mũi đúng chuẩn, tức là đầu phải hơi cúi xống, bịt mũi bên này xì bên kia và ngược lạ.

Nếu trẻ bị tắc mũi, tuyệt đối không được cố bắt trẻ xì bằng được vì như vậy rất không tốt cho màng nhĩ của tai. Mẹ hãy nhỏ mũi cho trẻ sau đó mới cho trẻ xì mũi.

Lương y Nguyễn Ngọc Đông cho biết việc xì mũi cho trẻ phải đúng cách nếu không sẽ biến chứng đến tai

Đối với những trẻ nhỏ, chưa biết cách xì mũi thì mẹ có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho trẻ. Tuy nhiên cũng cần phải vệ sinh dụng cụ và hút đúng cách nếu không vi khuẩn xâm nhập ngược lại khiến bệnh ngày càng nặng thêm.

Lương y Đông cũng đặc biệt chú ý các mẹ cần tuân thủ nguyên tắc khi đang bơm rửa mũi cho trẻ thì bơm rửa ở mức độ vừa phải để trẻ không bị sặc. Nếu trẻ lớn hãy dặn trẻ không được nuốt hoặc ho vì điều này khiến nước tràn lên tai gây viêm tai.

Không lạm dụng việc bơm rửa mũi quá nhiều

Hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý là việc làm tốt cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng cha mẹ không nên quá lạm dụng điều  này.

Rửa mũi cho trẻ phải được thực hiện bằng bình chuyên dụng. Ảnh minh họa

Đặc biệt, có những bậc cha mẹ còn tự pha dung dịch muối rồi dùng xi lanh để bơm rửa mũi chon con. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, làm hỏng niêm mạc mũi của trẻ nếu mẹ không pha đúng nồng độ của muối.

Theo nguyên tắc thì khi các chất nhày từ xoang chảy tới mũi chứa dịch bị kích thích bởi các yếu tố nóng, lạnh, bụi bặm sẽ bị đặc hơn, gây ứ động trong mũi. Trẻ nhỏ không biết xì ra mà lại hút mạnh vào khiến các chất này đi xuống họng, ngược vào xoang gây viêm.

Mũi bị ngạt, tắc không nên xì ngay

Mũi của chúng ta luôn tiết ra dịch. Chất nhày từ các xoang chảy tới mũi đều chứa dịch. Khi gặp các tác nhân kích thích như thời tiết lạnh, ẩm, khói, bụi ô nhiễm mũi và xoang sẽ tiết ra nhiều dịch đặc gây ứ đọng trong mũi. Vì vậy, khi tắc ngạt mũi, nếu yêu cầu trẻ xì mũi thì các chất này sẽ đi từ mũi xuống họng hoặc chảy ngược vào xoang gây viêm xoang hoặc gây chảy máu mũi.

Khi trẻ bị tắc mũi, mẹ hãy cho trẻ ngửi một số vị dễ chịu như vỏ cam, chanh. Sau đó nhỏ một chút thuốc rồi để khoảng 3 – 5 phút cho dịch mũi được làm lỏng, sau đó sẽ yêu cầu trẻ xì mũi. Tất nhiên, vẫn phải áp dụng nguyên tắc bịt một bên xì một bên như đã nói ở trên.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương. Ảnh nhân vật cung cấp

Thời tiết này, trẻ rất hay bị viêm mũi, do đó cha mẹ cần chú ý phòng bệnh cho trẻ thật tốt. Khi trẻ bị viêm mũi, theo Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai – Bệnh viện Tai – Mũi – Họng trung ương thì cha mẹ cần vệ sinh đúng cách cho trẻ như sau:

  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ để làm ẩm lỗ mũi và dịch mũi loãng ra
  • Có thể dùng nước muối biển dạng xịt, sau đó yêu cầu trẻ xì mũi từng bên một cách nhẹ nhàng.
  • Khi nhỏ mũi cho bé, cần đặt bé thẳng đầu, hai lỗ mũi nhìn lên trần nhà. Tư thế này giúp toàn bộ niêm mạc mũi được tráng rửa một cách tối đa.
  • Nếu cho trẻ xì mũi, yêu cầu trẻ hơi cúi đầu, ngậm miệng, một tay ấn giữ một bên cánh mũi, và xì mũi bên còn lại.
  • Khi trẻ viêm mũi, niêm mạc mũi rất nhạy cảm nên mẹ cần chú ý nhẹ nhàng nếu không sẽ làm bé bị đau.
  • Ngoài ra, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ để vi khuẩn dịch bệnh không lây lan ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khác.
Hải Bình
Theo Đời sống Plus