Thứ bảy, 18/01/2025 | 15:02
RSS

Bà nội trợ tiết lộ bí quyết nêm gia vị “trị lạnh” vào thức ăn để chống rét

Thứ tư, 09/11/2016, 06:58 (GMT+7)

Mùa đông lạnh, ngoài việc ăn mặc ấm thì chị em nội trợ cũng nên “bỏ túi” những bí quyết nấu ăn để tăng khả năng chịu rét cho các thành viên trong gia đình.

Theo quan niệm của Đông y, mùa đông (sau tiết Đông chí) là dịp bồi bổ sức khỏe Các thức ăn cần ăn uống nóng để cung nhiệt và giúp cơ thể giữ nhiệt. Chế độ ăn nên ít thịt, nhiều ngũ cốc, rau quả tự nhiên để trung hòa được các vị. 

Khi nấu ăn mùa đông, chị em nội trợ nên cho thêm gia vị trị lạnh cay (gừng, hành tây, ớt, hạt tiêu, tỏi và cà ri…) để sinh nhiệt, ngừa cảm lạnh, cúm, nhưng không nên cho quá nhiều vào thức ăn.

Các chị em cũng không nên lạm dụng quá nhiều rượu ngon, thịt béo, cao lương Mỹ vị vì dễ sinh bệnh, dễ tăng cholesterol, gây xơ vữa động mạch, dẫn tới các bệnh lý cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não... với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. 

Mùa đông  nên chú ý ăn uống để giữ ấm

Mùa đông cần đặc biệt chú ý ăn uống để giữ ấm cho cơ thể.

 

Trong Đông y có ngũ vị (chua, đắng, ngọt, mặn, cay). Vị chua (cam quít, ô mai, dưa muối…) ăn ở mức vừa phải sẽ giúp giảm tiểu tiện mùa đông, giữ mồ hôi, ngừa tiêu chảy…

Vị đắng trong những món ăn giàu chất kiềm sẽ bổ tâm, tiêu viêm giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản.

Vị ngọt (đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt...), cung cấp nhiệt năng giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh, nhưng không ăn quá nhiều vì dễ béo phì, giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày và tim, thận. 

Vị mặn trong thực phẩm (rau câu, sứa, rau tảo...) giúp bổ thận, nhưng không lạm dụng vì dễ tổn hại đến tạng tâm, tì. Vị cay (tính nhiệt trong gia vị hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, hành tây, cà ri...) giúp trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngừa cảm lạnh, cúm. Nếu cho các gia vị vào món canh khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.

Mùa đông nên ăn các loại thịt chó, thịt dê, thịt hươu vì bổ dưỡng, hoạt huyết, giúp chống lạnh, tăng trao đổi chất và bài tiết... Đặc biệt thịt chó có công hiệu trợ dương tán hàn, rất tốt cho người chân tay lạnh giá, tiểu đêm… Thịt dê làm ấm cơ thể, kiện lực, chống lại giá rét, mất sức khi trời lạnh… (nhưng người bị nhiệt nóng trong người, bị cúm, viêm trực tràng cấp tính, huyết áp cao không nên ăn).  

Hải sản giàu i-ốt (rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến, các loại hạt có dầu, sản phẩm sữa, ngô) giúp nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy sinh nhiệt, chống giá rét. Mùa đông ngủ nhiều, hoạt động ít, ăn nhiều đồ có dầu mỡ, năng lượng nên “hỏa vượng”. Do đó ăn chút thực phẩm có tính hàn (cua, ốc... và cả dưa, củ cải) giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì.

Gợi ý những món ăn chống rét chị em có thể nấu cho mọi người trong gia đình:

1.Gà rang gừng

Nguyên liệu: Cách làm:

- Gà sau khi mua về bạn chặt từng miềng vừa ăn, lưu ý nên chặt hơi to một chút vì khi rang gà sẽ săn lại.

- Gừng cạo sạch vỏ, đập thật dập. Càng cho nhiều gừng thì thịt gà càng thơm và dậy mùi gừng. Cầu kỳ hơn, bạn có thể thái gừng sợi chỉ để món ăn đẹp mắt hơn.

- Thịt gà cho vào bát tô và ướp gà với gừng, gia vị khoảng 20 phút cho gà ngấm gia vị

- Cho 2 thìa đường vào xoong và thắng màu cánh dán thì bạn cho thịt gà đã ướp gia vị vào xào săn thì bạn cho nước vào và rang cho mềm. Chú ý khi rang bạn cho nhỏ lửa để thịt gà mềm và ngấm gia vị.

- Kho gà khoảng 15 - 25 phút cho mềm vì mỗi loại gà sẽ có độ dai khác nhau nên bạn hãy xem nồi kho gà để tránh không bị quá nhừ và quá dai. Món gà rang gừng sẽ thơm hấp dẫn hơn nếu cho thêm 1 thìa rượu gạo. Bạn cũng có thể thay bằng rượu vang.

- Khi gà đã chín bạn hãy thái nhỏ lá chanh và rắc lên trên đĩa gà. Gà kho gừng phải mềm, có mỡ mà vàng óng ăn có độ mềm, thơm mùi gừng

2. Chân giò kho cay

Nguyên liệu: Cách làm:

- Giò heo cắt từng khoanh, rửa sạch bằng nước muối, cạo sạch phần da bên ngoài.

- Tỏi, ớt, hành tím băm nhỏ. Sả bào khoanh, nếu thích bạn có thể băm nhỏ.

Cho 2 muỗng canh đường vào chảo nóng để làm nước hàng, đợi đường chuyển sang màu vàng nâu hơi đậm thì cho một chút nước vào đun cho đường tan ra sau đó tắt bếp

- Chân giò đã chặt khoanh ướp với tiêu, 1/2 chỗ sả, tỏi, củ hành tím, nước mắm, bột nêm và nước đường trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm đều gia vị.

- Bắc chảo hoặc nồi lên bếp đổ dầu đun nóng cho phần tỏi, hành tím, sả còn lại vào phi cho thơm rồi thêm giò heo vào xào săn lại. Đổ hết phần nước của quả dừa vào nồi chân giò đã xào săn, đậy nắp đun nhỏ lửa cho mềm thịt trong khoảng 30 phút là được.

3. Ếch kho tộ

Nguyên liệu: Cách làm:

- Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhuyễn. Rau mùi: Nhặt và rửa sạch, cắt khúc 3cm. Ớt sừng: Bỏ cuống, rửa sạch, thái lát 3 trái, 7 trái để nguyên, bạn cũng có thể thay thế ớt khô bằng ớt sừng tươi cũng rất hợp vị và có mùi thơm hấp dẫn đấy nhé.

Ếch mua về, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp thịt ếch với 1,5 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa đường, ½ thìa tiêu, 1 thìa tương ớt, 2 thìa dầu ăn trong 30 phút đẻ thịt ếch ngấm gia vị. Trong quá trình ướp thịt ếch, thỉnh thoảng bạn nên dùng đũa đảo đều để thịt ếch ngấm đều gia vị hơn.

- Phi thơm 2 thìa dầu ăn với phần hành tỏi băm nhuyễn còn lại và một ít ớt bột để món ăn có màu sắc hấp dẫn;

- Cho thịt ếch đã ngấm gia vị vào xào săn đều với lửa vừa, bạn trút nguyên nước ướp gia vị vào xào chung luôn nhé;

- Khi thấy thịt ếch vừa chín tới, bạn trút toàn bộ thịt ếch vào thố đất, cho phần ớt sừng còn nguyên trái, hạt tiêu sọ vào kho chung, rắc lên bên trên thêm 1 thìa tiêu, 1 thìa ớt bột, tùy theo khẩu vị ăn cay của cả gia đình bạn nhé rồi cho nồi lên bếp, đun sôi với lửa nhỏ liu riu trong khoảng 30 phút để gia vị sệt lại, có màu cánh gián đậm đẹp mắt bao quanh thịt ếch rất hấp dẫn là món ếch kho tột đã đạt yêu cầu rồi đấy;

- Bày thịt ếch ra đĩa, rưới nước kho đều khắp, rắc lên bên trên rau mùi, ớt thái lát để món ăn trông hấp dẫn hơn là bạn đã hoàn thành món ăn thơm ngon, hấp dẫn này rồi đấy.

Phương Minh (T/H)
Theo Đời sống Plus