Xông hơi là cách dùng hơi nước ấm nóng có nguồn gốc thảo dược hoặc nguyên liệu tự nhiên để tăng thân nhiệt và tăng sự bài tiết mồ hôi. Khi đó các độc tố hoặc chất gây hại theo tuyến mồ hôi "tẩu thoát" ra ngoài nhanh chóng.
Khi xông hơi, hệ thống mạch máu dưới da được "giải thoát", đồng thời thân nhiệt cơ thể tăng lên. Do vậy, xông hơi thích hợp trong việc cải thiện chứng cảm mạo phong hàn, cảm cúm, ho sốt, sổ mũi, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu.
Bà bầu tuyệt đối không nên tiến hành xông hơi, xông lá toàn thân để điều trị chứng cảm cúm. Việc này gây nguy hiểm lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng.
Bởi khi xông hơi sẽ tiếp xúc với nhiệt độ cao kết hợp với trùm kín chăn khiến nước ối bị nóng gây tổn thương thai nhi. Nếu mẹ bầu nếu muốn xông lá thuốc chỉ nên xông vùng mặt (mũi xoang, da mặt) là tốt nhất.
Mẹ bầu chỉ nên xông hơi vùng mặt không nên xông cả người
Xông hơi cho bà bầu cần tiến hành thận trọng để không gây tổn hại đến thể trạng thai nhi. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xông hơi cho mẹ bầu hiệu quả để giảm nhanh biểu hiện cúm:
Xông hơi bằng tỏi là giải pháp thật sự phù hợp và an toàn cho sức khỏe mẹ bầu. Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất có tính kháng vi rút (nguyên nhân gây cảm cúm). Do đó, mẹ bầu có thể lựa chọn phương pháp này để cải thiện triệu chứng sổ mũi, nhức đầu khi bị cảm cúm.
Cách xông mũi bằng tỏi tại nhà như sau, mẹ bầu có thể thử áp dụng:
Tỏi có tính kháng viêm giúp chữa trị bệnh cảm cúm nhanh chóng
Tía tô và kinh giới là những vị dược liệu tự nhiên được dân gian sử dụng nhiều trong việc giải cảm. Mẹ bầu hãy sử dụng 2 loại thảo dược này vì chúng rất an toàn, không thương tổn cho thai nhi.
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ bầu xông hơi da mặt bằng tía tô hoặc kinh giới:
Thêm một bí quyết nữa giúp mẹ bầu hết cảm cúm nhanh đó là xông da đầu bằng gừng. Theo chuyên gia, gừng có khả năng sinh nhiệt nên có thể dùng để trị cảm lạnh. Ngoài ra, xông hơi bằng gừng có thể giúp thư giãn cơ vùng mặt, thông mũi xoang và thuyên giảm hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi ở người bị cảm.
Gừng là dược liệu quý được mẹ bầu lựa chọn để thực hiện xông hơi trong thời gian bị cảm. Cách xông hơi bằng gừng để trị cảm cúm cho bà bầu như sau:
3 nguyên liệu vàng được chọn lựa để xông hơi ở mũi
Khi tiến hành xông hơi giải cảm mẹ bầu nên thận trọng chọn nguyên liệu và thực hiện đúng cách. Dưới đây là các chú ý mẹ nên nhớ để tránh gây hại đến sức khỏe:
Trong trường hợp mẹ bầu không thích xông hơi hoặc không phù hợp để xông hơi, thì mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp khác để khắc phục tình trạng cảm cúm như sau:
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Đề kháng cơ thể bị suy giảm khi bị virus tấn công đặc biệt là với các mẹ bầu vốn đã có sức khỏe yếu. Để vượt qua nhanh tình trạng cảm cúm, mẹ bầu nên tích cực gia tăng các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam quýt, dâu tây, ổi, kiwi… Vitamin C từ hoa quả, thực phẩm gia tăng các biểu mô chống lại mầm bệnh và ngăn ngừa oxy hóa trên da mẹ bầu.
Ưu tiên sử dụng thực phẩm để gia tăng đề kháng hiệu quả
Ăn các món ăn trị cảm cúm
Kinh nghiệm dân gian thường dùng các một số món ăn để tăng thân nhiệt, tăng bài tiết mồ hôi nhằm trị cảm cúm như: cháo hành, cháo tía tô, cháo thịt băm… Ngoài ra các món ăn này cũng bổ sung một số dưỡng chất giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn khi bị cảm cúm.
Uống trà gừng
Gừng có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn cao nên có thể khắc phục được nguyên nhân gây ra cảm cúm có liên quan đến vi khuẩn.
Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên liệu tự nhiên có khả năng làm ấm cơ thể nên rất phù hợp sử dụng cho các trường hợp bị cảm cúm do lạnh.
Bà bầu có thể uống trà gừng hàng ngày để làm giảm tình trạng cảm cúm, có thể kết hợp trà gừng với chanh hoặc mật ong để tăng hiệu quả cải thiện sức khỏe.
Trà gừng có tác dụng làm ấm giúp cơ thể nhanh loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
Kê cao gối trong lúc ngủ
Khi bị cảm mẹ bầu xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, mũi khò khè khiến hô hấp khó khăn. Vì vậy mẹ nên kê cao gối lúc ngủ để tránh đờm bị trào ngược và tiến vào giấc ngủ nhanh chóng. Ngoài ra, mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn vùng mũi và súc họng để loại bỏ vi khuẩn gây cản trở đường hô hấp.
Phụ nữ khi có bầu thì sức đề kháng yếu mà còn mắc thêm cảm cúm thì cơ thể càng khó chịu, kiệt quệ hơn. Do vậy, mẹ cần khắc phục sớm biểu hiện để tránh tác động tới thể trạng của mẹ và thai nhi trong bụng.
Ngoài việc xông hơi, mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Có như vậy, cơ thể của mẹ sẽ khỏe hơn và đẩy lùi được cảm cúm.
Bài viết đã chia sẻ đến khách hàng góc nhìn của vấn đề "bà bầu bị cảm cúm có nên xông không?". Chúng tôi tin rằng với những tông tin từ bài viết đã cung cấp đến mẹ bầu những kỹ năng, kiến thức quan trọng trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra hãy nâng cao đề kháng mỗi ngày để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và ngăn chặn yếu tố gây bệnh nguy hiểm.