Theo New Scientist, trứng giun do công ty Tanawisa (Thái Lan) sản xuất. Sở dĩ công ty này sản xuất trứng giun vì tin rằng đây là sản phẩm có lợi cho sức khỏe
Năm 2004, một công trình nghiên cứu đã chỉ ra giun tóc ở lợn giúp cải thiện chứng bệnh Crohn (một dạng viêm ruột) sau 24 tuần. Ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, số người mắc các vấn đề dị ứng, tiểu đường tuýp 1, đa xơ cứng và bệnh đường ruột tương đối thấp.
Điều này liên quan đến “giả thuyết vệ sinh”, nghĩa là càng tiếp xúc với vi khuẩn thì càng có hệ miễn dịch tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khi vào cơ thể, một số loại trứng giun sẽ gây tiêu chảy, thiếu máu, sụt cân.
Thử nghiệm trứng ký sinh trùng trên người của công tay Tanawisa từng bị đình chỉ vì Ủy ban giám sát không nhận thấy kết quả trong 2 tháng. Nhưng cuối cùng, sản phẩm vẫn được tung ra thị trường và hiện đang chờ cấp phép.
Giới khoa học vẫn khuyến cáo cộng đồng không mua và sử dụng trứng giun nếu không có ý kiến của bác sĩ bởi trứng giun không hoàn toàn vô hại.
Bình thường, ký sinh trùng thường vào cơ thể theo đường tiêu hóa (do ăn uống vệ sinh mà nhiễm ký sinh trùng), đôi khi nhiễm qua da. Có một số ký sinh trùng có thể kể đến như: giun móc, giun kim, trùng ghẻ, giun đũa, sán máng, sán dây...
Mỗi loại ký sinh trùng sẽ gây những phiền toái khác nhau. Ví như, nhiễm giun móc, cơ thể sẽ thiếu máu, hay buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... Nhiễm trùng ghẻ sẽ gây ngứa, khó chịu, lên mụn mủ nhiễm trùng nếu gãi nhiều. Nhiễm giun đũa sẽ gây sốt, mệt mỏi, dị ứng, đau bụng, khó thở và thậm chí là một số vấn đề về thần kinh.
Thường định kỳ người ta phải diệt ký sinh trùng, hoặc đi kiểm tra sức khỏe nếu có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng.