Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:15
RSS

Giun biển khổng lồ dài 18m khiến cá mập cũng chạy xa

Thứ bảy, 01/07/2017, 20:42 (GMT+7)

Loài giun biển khổng lồ này có chiều dài khoảng 18m cùng đường kính thân mình lớn như cá mập.

Đây được coi là loài sinh vật hiếm và kỳ dị nhất đại dương với tên khoa học là Pyrosome. Theo mô tả, Pyrosome có kích thước lớn, màu trắng, xanh, thậm chí màu hồng nhạt, thường "cư ngụ" tại vùng biển nhiệt đới ấm áp. Nhìn khổng lồ vậy nhưng thực chất, Pyrosome là 1 tập hợp của hàng ngàn sinh vật bé nhỏ, gọi là Zooids. 

Zooids rất nhỏ và có thân hình trong suốt. Mật độ ở lớp vỏ nhiều hơn bên trong, phần giữa thân gần như rỗng hoàn toàn. Mỗi Zooids có nhiệm vụ riêng (như tự vệ, sinh sản, ăn...) góp phần vào cả quần thể nhưng phải dựa vào nhau để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng sinh tồn.

Loài giun khổng lồ dài 18m dưới biển. Ảnh: brightside

Loài giun khổng lồ dài 18m dưới biển. Ảnh: brightside

Điểm đặc biệt là dù tất cả zooids đều có thể tách rời khỏi quần thể nhưng chúng tập hợp với nhau thành thực thể sống khổng lồ, khiến các sinh vật biển khác khiếp sợ.

Sau khi quan sát, các nhà sinh vật học cho biết, một đầu của giun biển Pyrosome mở rộng có nhiệm vụ hút nước biển vào cơ thể, lấy thức ăn là sinh vật phù du và đẩy phần nước đã lọc ra ngoài ở đầu kia.  Với thân hình khổng lồ, nên những động vật to lớn, người trưởng thành cũng có thể trở thành con mồi ngon của Pyrosome. 

Loài giun khổng lồ gần đây nhất mà con người phát hiện ra dài 2m. Tháng 4/2017, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northeastern đã công bố phát hiện mới về một sinh vật cổ đại tưởng chừng đã tuyệt chủng dài tới 1,5 m sống ở các vịnh bùn cạn Philippines.

Mẫu vật loài giun cổ đại dài gần 2m. Ảnh: Soha

Đó là loại giun khổng lồ (tên khoa học là Kuphus polythalamia, hoặc được gọi là hà ăn gỗ) có lớp vỏ từ thế kỷ 18, không chỉ to lớn bất thường so với loại giun khác, loài Kuphus còn có cách thức tồn tại hoàn toàn đặc biệt.

Chúng sử dụng vi khuẩn để chuyển hóa khí hydrogen sulfide - 1 loại khí có mùi trứng thối thành năng lượng. Đây cũng là lý do khiến cơ quan tiêu hóa, nội tạng của Kuphus bị co lại.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN