Ăn nhiều đường gây sâu răng
Ảnh minh họa
Đường chính là loại thức ăn lý tưởng cho các loại vi khuẩn trong miệng. Các tác nhân gây hại này sử dụng đường và tạo ra axit khiến phần khoáng của răng bị ăn mòn ( quá trình này gọi là khử khoáng ). Tình trạng này lặp lại thường xuyên dẫn đến sâu răng.
Hấp thụ nhiều đường gây béo bụng
Ảnh minh họa
Đường sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo nếu như chúng không được tiêu thụ hết. Một điều đáng nói là các chất béo này thường tích tụ rất nhiều ở phần bụng chứ không phải phân tán đều khắp cơ thể. Do đó, nguy cơ bụng phệ sẽ tăng cao nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều chất ngọt.
Ăn nhiều đường làm tăng huyết áp
Ảnh minh họa
Dùng quá nhiều thức ăn ngọt cũng sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, khiến cho thận tái hấp thu natri và nước, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Hấp thụ nhiều đường làm suy giảm hệ miễn dịch
Những nghiên cứu về chất lượng đường cho biết lượng đường đưa vào cơ thể khi uống một chai nước ngọt cỡ 300ml đủ để ngăn chặn đáp ứng miễn dịch của những tế bào bạch cầu trong việc tiêu diệt vi trùng gây bệnh.
Ảnh minh họa
Sự suy giảm kháng nhiễm này rõ nhất khoảng 2 giờ sau khi ăn đường, và kéo dài đến khoảng 5 giờ sau đó. Thường ăn đồ ngọt còn làm gia tăng tính axít trong ống tiêu hoá tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi trùng độc hại sinh sôi nẩy nở, nhất là khoang miệng.
Ăn bao nhiêu đường là đủ?
Theo tháp dinh dưỡng, một người không nên ăn quá 500 gram đường/tháng. Nếu chia đều thì mỗi ngày không nên ăn quá 20 gram. Tuy nhiên, không nhất thiết ngày nào cũng phải chia đều như vậy. Có ngày ăn nhiều hơn, có ngày ăn ít hơn nhưng nên đảm bảo điều chỉnh lượng đường đưa vào cơ thể ở mức phù hợp, không ăn quá nhiều.