Thứ bảy, 20/04/2024 | 08:38
RSS

Ai sẽ làm thủ tục ghép phổi, khi bệnh nhân 91 chưa có người nhà?

Chủ nhật, 17/05/2020, 15:11 (GMT+7)

Cho đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đang cố gắng hết sức liên lạc với thân nhân của bệnh nhân này, nhưng đến giờ vẫn chưa có kết quả.

Ai sẽ làm thủ tục khi ghép phổi, khi bệnh nhân 91 chưa có người nhà
Bệnh nhân 91 vẫn đang được các bác sĩ tích cực điều trị covid-19 Ảnh Internet.

Trao đổi với báo Lao Động sáng 17/5, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thông tin, sức khoẻ bệnh nhân 91 còn tiên lượng rất nặng.

Được biết, trong trường hợp bệnh nhân 91 nhiễm Covid-19 có người thân hoặc người thân chưa liên lạc với bệnh viện ở Việt Nam trước khi tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân, Đại sứ quán Anh sẽ phải đại diện phía người nhà bệnh nhân để làm các thủ tục ghép phổi.  

Bệnh nhân 91 (phi công người Anh, 43 tuổi) khi nhập viện đã có tổn thương phổi. Tính tới hôm nay (12/5), bệnh nhân 91 (nam phi công, người Anh, 43 tuổi) đã trải qua 55 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM  

Bệnh nhân diễn biến nặng nhanh. 9 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân được hỗ trợ thở oxy. Hai ngày sau, bệnh nhân được chuyển sang thở CPAP (áp lực dương liên tục). Đến ngày 5/4, tình trạng suy hô hấp tăng dần. Ngày 6/4, bệnh nhân được hỗ trợ thở máy xâm lấn, báo Tổ quốc đưa tin.

Trong quá trình điều trị cho thấy phản ứng miễn dịch của bệnh nhân này là rất dữ dội. Từ khi bệnh nhân mắc bệnh liên tục sốt cao. Về phản ứng viêm của bệnh nhân mạnh, các bác sĩ đang nghĩ tới nguyên nhân là do cơ thể của bệnh nhân có bất thường mà khoa học chưa giải thích được.

Mới đây, Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế đã nhận định bệnh nhân số 91 là bệnh nhân nặng nhất ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Để cứu bệnh nhân này, Bộ Y tế đã xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân chưa đủ điều kiện ghép phổi và còn nhiễm trùng nặng nên tiếp tục điều trị.

“Nếu ghép thành công, cơ thể thích nghi tốt, bệnh nhân có thể uống thuốc ức chế miễn dịch, chống thải ghép trong vòng 3-4 năm. Nếu có dấu hiệu đào thải, người bệnh phải uống thuốc này gần như suốt đời”, chuyên gia cho biết.

Trước đó, Sáng 14/5, ông N.T.B., 50 tuổi, ngụ ở Q.9, TP.HCM, đã liên lạc với báo Tuổi Trẻ với mong muốn được hiến tặng phổi cho bệnh nhân 91 - phi công người Anh (43 tuổi). Ông B. nói ông đọc báo Tuổi Trẻ thấy bệnh nhân đáng thương quá. 

Bệnh nhân mồ côi cha mẹ, không có gia đình lại mắc bệnh Covid-19 ở một nước khác và giờ chỉ có ghép phổi mới hi vọng được cứu sống. Ông đã bàn với bà xã và đã được bà xã ủng hộ để ông tình nguyện đi hiến phổi, cứu người, Tuổi trẻ đưa tin.

Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM), cho biết những ngày gần đây có khoảng 20 người gọi điện hoặc trực tiếp đến đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người với mong muốn được hiến phổi cho bệnh nhân 91 - phi công người Anh đang trong tình trạng nguy kịch, đang nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. 

Dù không quen biết, chưa từng gặp mặt bệnh nhân này nhưng chỉ cần đọc thông tin trên báo rằng bệnh nhân người Anh này chỉ ghép phổi mới có hi vọng sống, rất nhiều người thấy thương cảm, sẵn sàng tình nguyện hiến phổi ngay cả khi bản thân người hiến đang khỏe mạnh.

Trúc An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN