Tìm hiểu các cách trị mụn đầu đen đơn giản tại nhà
MỤC LỤC:
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi
Mụn đầu đen ở mũi có tự hết được không?
7 cách trị mụn đầu đen đơn giản tại nhà
Những lưu ý khi lựa chọn điều trị mụn đầu đen tại nhà
Để tìm được cách trị mụn đầu đen đơn giản tại nhà, trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân nào gây mụn đầu đen.
Một số nguyên nhân gây nổi mụn đầu đen ở mũi, như:
Có, mụn đầu đen ở mũi có thể tự hết. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào độ sâu của mụn đầu đen trên da. Nếu nhân mụn ở gần bề mặt da, mụn có thể tự rụng trong quá trình chăm sóc da.
Nếu mụn đầu đen nằm sâu dưới da khó tự hết được. Với tình trạng mụn này, hãy đi gặp bác sĩ da liễu để được khám, lên phác đồ điều trị và lấy nhân mụn đúng cách.
Rửa mặt làm sạch sâu làn da mỗi ngày
Rửa mặt sạch giúp giảm mụn đầu đen ở mũi
Rửa mặt sạch sâu mỗi ngày rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Bạn hãy dùng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với da của mình và rửa nhẹ nhàng.
Trong lúc rửa, hãy massage da mặt theo hướng vòng tròn từ dưới lên. Tuy nhiên, rửa mặt nhiều lần lại không làm da sạch hơn mà còn khiến da khô, tăng tiết bã nhờn, nổi mụn đầu đen ở mũi. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày.
Tẩy tế bào chết ở mũi
Các sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần như Salicylic Acid, Axit Glycolic, Axit Lactic giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, lỗ chân lông được thông thoáng và điều trị mụn đầu đen hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn không lạm dụng tẩy tế bào chết vì sản phẩm này có thể làm da khô, bong tróc và kích ứng. Hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người, đặc biệt da khô và da nhạy cảm chỉ thực hiện 1 lần/tuần.
Miếng dán lột mụn mũi
Miếng dán lột mụn mũi là phương pháp điều trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để da không kích ứng, bạn hãy dùng sản phẩm lột mụn an toàn, thành phần lành tính và có nguồn gốc uy tín.
Khi dùng miếng dán lột mụn, đầu tiên cần làm da sạch sâu. Sau đó, bạn đặt miếng dán mụn lên mũi đã được làm ẩm, ấn nhẹ nhàng miếng dán vào da và chờ khoảng 15 phút. Cuối cùng, hãy lột miếng dán và rửa sạch mặt với nước.
Sử dụng than hoạt tính
Than hoạt tính giúp làm sạch da, kiểm soát dầu nhờn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn và ngăn mụn đầu đen. Than hoạt tính rất phổ biến trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và mặt nạ… Bạn có thể đắp mặt nạ than hoạt tính trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch. Sau đó, dùng kem dưỡng ẩm để da không bị khô.
Sử dụng mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét giúp hạn chế mụn đầu đen
Đắp mặt nạ đất sét có tác dụng loại bỏ dầu thừa, làm sạch bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Mặt nạ này có thành phần lưu huỳnh – chất có khả năng phân hủy da chết giúp điều trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy thử sản phẩm lên một góc nhỏ trên da và quan sát phản ứng trước khi dùng cho toàn mặt vì một số người dị ứng với lưu huỳnh.
Peel da vùng mũi
Peel da là phương pháp điều trị các loại mụn kể cả mụn đầu đen ở mũi. Phương pháp này dùng dung dịch hóa học để loại bỏ lớp da chết khỏi bề mặt da và thay thế một lớp mới, giúp giảm mụn đầu đen ở mũi.
Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu
Kem chống nắng không chứa dầu
Kem chống nắng không chứa dầu sẽ không làm lỗ chân lông bít tắc và gây nổi mụn đầu đen ở mũi. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng mỹ phẩm trang điểm không chứa dầu để hạn chế gây mụn cho da.
Một số lưu ý khi lựa chọn điều trị mụn đầu đen ở mũi, gồm:
Làm sạch da kỹ càng: bước cơ bản nhất để làm sạch sâu da. Bạn cần tẩy trang mỗi ngày để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, cặn trang điểm tích tụ trong lỗ chân lông. Sau khi tẩy trang, bạn cần làm sạch da lần 2 với sữa rửa mặt, massage đúng cách đều đặn 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối để da được sạch sâu, giảm tình trạng nổi mụn đầu đen ở mũi.
Dưỡng ẩm và cấp nước đầy đủ cho da: độ ẩm quyết định phần lớn đến tình trạng sức khỏe của da. Nếu da khô, thiếu nước tuyến bã nhờn hoạt động mạnh để cân bằng lại, làm tăng nguy cơ nổi mụn. Vì vậy, hãy cấp nước cho da đầy đủ để kiểm soát dầu thừa trên da và ngăn nổi mụn đầu đen ở mũi.
Không bôi Vaseline trị mụn đầu đen ở mũi: phương pháp này sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc và làm tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
Không sử dụng oxy già, cồn, chất khử trùng: đây đều là chất khử trùng dùng trong y tế, giúp làm sạch vết thương. Các dung dịch có khả năng sát khuẩn cao có thể gây phản ứng ngược khiến da trở nên tệ hơn. Các chất này còn gây khô da, giảm lượng collagen và lão hóa da.
Không nên tự ý nặn mụn đầu đen tại nhà: dùng tay nặn mụn không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vi khuẩn đi sâu vào da hơn. Mặt khác, nặn mụn quá mạnh còn khiến da tổn thương và nổi nhiều mụn hơn.
Xây dựng lối sống lành mạnh: hãy học cách kiểm soát căng thẳng, không thức khuya, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng và uống đủ nước để da khỏe mạnh, giảm mụn.
Không nên lạm dụng trang điểm: việc này giúp lỗ chân lông thông thoáng, da được “thở” giảm nổi mụn trên da. Vì vậy, nếu trang điểm thường xuyên, bạn hãy trang điểm mỏng nhẹ và vệ sinh kỹ vào cuối ngày.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mụn đầu đen và có phương pháp điều trị phù hợp, mang đến một làn da khỏe mạnh, nhẵn mịn.
Trong tất cả các bước chăm sóc da, rửa mặt là bước vô cùng quan trọng. Bạn nên chọn sữa rửa mặt có độ pH cân bằng, không xà phòng, không tạo bọt, không gây kích ứng da, giúp làm sạch nhẹ nhàng, không nhờn, không bịt kín lỗ chân lông… Làm sạch da nhẹ nhàng và không bịt kín lỗ chân lông sẽ hạn chế mụn đầu đen.
Sữa rửa mặt không xà phòng (ví dụ như Lenka) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Sữa rửa mặt Lenka Đặc điểm nổi bật: Đóng gói: chai 50ml, 150ml Tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm: Số tiếp nhận Phiếu công bố: 0060/23/CBMP-LA |