Thứ bảy, 18/01/2025 | 18:00
RSS

6 ngày Tết, gần 2.900 người nhập viện do đánh nhau

Chủ nhật, 06/02/2022, 21:18 (GMT+7)

Trong 6 ngày nghỉ Tết, cơ quan chức năng ghi nhận 2.838 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau trong đó có 195 trường hợp tử vong.

Ngày 5/2, theo báo cáo nhanh về tình hình khám, chữa bệnh, cấp cứu, tai nạn, ngộ độc của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), trong 6 ngày nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 (từ 29 đến mùng 5 Tết), số ca khám, cấp cứu vì tai nạn giao thông tai nạn do đánh nhau, tai nạn do vũ khí hay vật liệu nổ đều giảm (từ 18% đến 40% so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021).

Riêng tai nạn do pháo nổ tăng nhẹ gần 8% (diện cơ quan chức năng đang xác minh số lượng cụ thể theo danh sách ca bệnh) so với Tết Tân Sửu 2021. Báo cáo này được tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh/TP và Y tế ngành trên toàn quốc.

Theo đó tính đến sáng 5/2 cả nước ghi nhận hơn 24.500 trường hợp khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông giảm gần 9% so với cùng kỳ Tết năm ngoái. Trong đó có 1.556 trường hợp tử vong (ít hơn 26 ca so với cùng kỳ năm ngoái). Tương tự số trường hợp khám, cấp cứu do đánh nhau cũng giảm với hơn 2.800 ca cấp cứu (chiếm 2% tổng số ca cấp cứu tại các bệnh viện trên toàn quốc), hơn 190 người tử vong.

6 ngày Tết, gần 2.900 người nhập viện do đánh nhau

Ảnh minh họa

Sau 6 ngày nghỉ Tết, tổng số ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông là 24.588 trường hợp (giảm 8,9% so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021). Trong đó, 1.556 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, ít hơn 26 ca so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, sau 6 ngày nghỉ, 316 trường hợp phải cấp cứu do ảnh hưởng của pháo nổ các loại (nhiều hơn 29 trường hợp so với cùng kỳ năm trước), không có ca tử vong. Ngoài ra, 34 người khác phải cấp cứu do chất nổ khác.

 Các trường hợp gặp sự cố do sinh hoạt, lao động và ngộ độc thức ăn trong 6 ngày Tết cũng giảm so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021.

Về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngoài dịch Covid-19, nước ta không ghi nhận các trường hợp bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A như tả, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới.

Theo Tổ chức Y tế thế giới các nhà khoa học, các quốc gia thì dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, biến thể Omicron chưa phải là biến thể cuối cùng, có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường.

 

H.N
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại