Thứ tư, 04/12/2024 | 11:09
RSS

6+ dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể mà bạn thường bỏ qua

Thứ sáu, 14/06/2024, 16:48 (GMT+7)

Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe, do kẽm là vi chất cần thiết nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Nhận biết dấu hiệu thiếu kẽm để bổ sung ngay.

Dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể

MỤC LỤC
Vai trò của kẽm với cơ thể
Nhu cầu kẽm của cơ thể
Các dấu hiệu thiếu kẽm dễ nhận biết
Các biện pháp bổ sung kẽm cho cơ thể 

Vai trò của kẽm với cơ thể

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể, chỉ sau sắt.

Đây là nguyên tố cần thiết cho hoạt động xúc tác của hàng trăm enzym, tham gia xây dựng và hoàn thiện chức năng hệ miễn dịch.

Sự có mặt của kẽm là nguyên liệu tổng hợp protein và DNA, quá trình chữa lành vết thương, truyền tín hiệu và phân chia tế bào. 

Bên cạnh đó, kẽm còn có vai trò hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của thai nhi, trẻ sơ sinh. Bổ sung kẽm giúp giảm thiểu tỷ lệ biến cố khi sinh và trầm cảm sau sinh ở phụ nữ…

Cung cấp đầy đủ nhu cầu kẽm đặc biệt quan trọng với sự phát triển và hoàn thiện trí não của trẻ nhỏ, trong giai đoạn thơ ấu và thanh thiếu niên.

Kẽm có nhiều vai trò như vậy, nhưng trên thực tế, rất nhiều người bị thiếu kẽm. Nguyên nhân là do cơ thể không tự tổng hợp được kẽm mà phải nhận từ bên ngoài thông qua thức ăn, thực phẩm hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng không đủ cung cấp cho nhu cầu hàng ngày là nguyên nhân khiến nhiều người có tình trạng thiếu kẽm.

Nhu cầu kẽm của cơ thể

Cơ thể có nhu cầu kẽm khác nhau ở từng độ tuổi nhất định. Trong đó, trẻ em đang phát triển, phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu cao hơn so với người trưởng thành.

Nhu cầu kẽm khuyến nghị dành cho người Việt Nam (với mức hấp thu vừa):

Trẻ từ 0 đến dưới 6 tháng tuổi: 1.1 – 6.6 mg/ngày
Trẻ từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi: 0.8 – 2.3 mg/ngày
Trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi: 4.1 - 9.0 mg/ngày
Trẻ từ 15 tuổi và người trưởng thành: 10mg/ngày 
Người trên 70 tuổi: 9.0mg/ngày
Phụ nữ mang thai và cho con bú: 11-13 mg/ngày

Các dấu hiệu thiếu kẽm dễ nhận biết

Rụng tóc

Thường xuyên bị rụng tóc mà không phải do nấm da đầu hoặc mắc các bệnh có liên quan thì khả năng cao là do cơ thể bị thiếu kẽm.

Rụng tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm

Móng chân, móng tay giòn, dễ gãy, có đốm trắng

Những đốm trắng trên móng chính là dấu hiệu thiếu kẽm. Kẽm phải được bổ sung mỗi ngày với lượng ổn định, phù hợp, đáp ứng nhu cầu của cơ thể mới không tác động đến sự phát triển của mô và tế bào.

Loét miệng

Người thiếu kẽm cũng có thể bị loét miệng.

Mụn, các vấn đề về da

Nếu thấy những tổn thương do mụn lâu phục hồi, chậm đóng vảy thì rất có thể nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt kẽm.

Ngoài ra, các thay đổi trên da tương tự như vết chàm cũng có thể là do thiếu kẽm. Da sẽ bị sần sùi, có vết nứt, thường xuất hiện quanh miệng, tay. Tình trạng này đôi khi không thể cải thiện bằng kem steroid, dưỡng ẩm thì cũng có khả năng là vì cơ thể bị thiếu kẽm.

Răng bị xỉn màu

Kẽm là yếu tố vi lượng có trong enzym của tuyến nước bọt, ngoài ra nó còn có trong mảng bám và men răng. Thiếu kẽm dẫn đến răng xỉn màu.

Yếu xương

Hầu hết các trường hợp bị yếu xương sẽ ít nghi ngờ do thiếu kẽm. Thế nhưng nếu đã bổ sung dinh dưỡng và canxi mà tình trạng bệnh vẫn chưa cải thiện thì nên nghĩ đến vấn đề bị thiếu kẽm

Ngoài ra, cũng có nhiều dấu hiệu khác cảnh báo thiếu kẽm như ăn không ngon, thường cảm thấy cáu kỉnh, dễ mắc bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy, gặp vấn về mắt, liệt dương (với nam giới), giảm cân chưa rõ nguyên nhân, giảm vị giác và khứu giác…

Các biện pháp bổ sung kẽm cho cơ thể 

Nhận biết được các dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể, bạn nên bổ sung ngay qua chế độ ăn và viên uống chứa kẽm.

Những thực phẩm chứa kẽm

  • Các loại thịt đỏ, nhất là thịt bò
  • Động vật có vỏ như hàu, ngao, sò 
  • Ngũ cốc và các loại hạt 
  • Cá biển, tôm, cua 
  • Trứng, phô mai 

Một số loại thực phẩm có chứa kẽm

Viên uống chứa kẽm

Có nhiều loại viên uống chứa kẽm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm.

Có nhiều loại kẽm như kẽm sulfate, kẽm acetate, kẽm gluconate… hay các vitamin tổng hợp có chứa kẽm. Bạn nên ưu tiên kẽm gluconate vì đây là dạng kẽm dễ hấp thu hơn cả.

Kẽm gluconate (ví dụ như ZinC Gluconat Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo để bổ sung kẽm cho cả gia đình.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

Thành phần (trong 1 viên nén): 
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
 
Công dụng: 
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
 
Đối tượng sử dụng: 
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính) 
 
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số Giấy XN nội dung quảng cáo: 2828/2021/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại