Thứ sáu, 19/04/2024 | 14:14
RSS

3 thời kỳ trí não phát triển đỉnh cao của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không bỏ lỡ

Thứ ba, 06/08/2019, 07:52 (GMT+7)

Mới đây, Giáo sư Richard thuộc trường Đại học Harvard đã công bố kết quả nghiên cứu, thí nghiệm và đưa ra kết luận về 3 thời kỳ phát triển trí não đỉnh cao của trẻ.

3 thời kỳ trí não phát triển đỉnh cao của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không nên bỏ lỡ
Từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn não của bé hoạt động với tốc độ cao

Từ sơ sinh cho đến 3 tuổi

Đây là thời điểm não của bé hoạt động với tốc độ cao. Não bộ của trẻ trong giai đoạn này có thể đạt từ 80% đến 90% sự phát triển của não bộ người lớn. Chúng luôn tò mò về những thứ xung quanh, luôn cố gắng ghi nhớ và lặp lại những hành động của người lớn như việc nói, múa, hát mặc dù có thể chưa sõi tiếng.

Lúc này, não bé có 3 chức năng hoạt động chính: tiếp thu những kiến thức mới lạ, lặp lại những hành động đang và đã xảy ra, cuối cùng là ghi nhớ. Thời gian các bé thuộc cũng vô cùng nhanh, cao gấp 4 lần so với thời gian ghi nhớ của người ở tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đừng vì thấy giai đoạn phát triển vàng mà thúc giục con mình học quá nhiều. Điều này sẽ gây ức chế giai đoạn phát triển tự nhiên, hãy khuyến khích và cho con cảm giác an toàn, thoải mái.

Từ 5 - 7 tuổi

3 thời kỳ trí não phát triển đỉnh cao của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không nên bỏ lỡ
Giai đoạn 5 - 7 tuổi cha mẹ hãy rèn luyện, tạo sự hứng thú giúp cho trẻ quen dần với với việc tư duy trí óc

Đây cũng là giai đoạn nổi loạn của trẻ. Các bậc bố mẹ thường than phiền rằng trẻ rất bướng bỉnh, không chịu nghe lời, nghịch ngợm. Tuy nhiên, bản chất của hiện tượng này là vì suy nghĩ của con về thế giới bên ngoài đang có sự điều chỉnh nhất định nên việc chúng suy nghĩ, hành động được bộc phát một cách bản năng đối với môi trường xung quanh.

Để kích thích và hỗ trợ sự phát triển trí não thời điểm này cho các con, bố mẹ nên thường xuyên dẫn con đi đến những nơi vui chơi như: công viên, vườn bách thú, khu vui chơi trí tuệ hay cho chúng tiếp xúc với các bộ đồ chơi như: lego, xếp hình, tư duy.

Từ 8 - 10 tuổi

3 thời kỳ trí não phát triển đỉnh cao của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không nên bỏ lỡ
Từ 8 - 10 tuổi là giai đoạn trẻ khát khao chiến thắng

Đây là giai đoạn phát triển cận kề của giai đoạn phát triển thứ hai. Là giai đoạn trẻ có cảm xúc cạnh tranh, khao khát chiến thắng, yếu tố này tác động mạnh vào trí óc của con, kích thích chúng tư duy theo nhiều hướng, sáng tạo cách chơi và tạo ra những lối chơi mới để có thể hạ gục đối thủ.

Một điều nữa đó chính là chúng thường làm việc theo hứng thú của bản thân, nhất là việc học. Nếu chúng thích sẽ học rất nhanh, nhưng ngược lại quên cũng rất nhanh. 

Chính vì vậy ngoài việc kèm dạy con trong học tập, bố mẹ nên giúp con xây dựng, rèn luyện ý chí dày dặn và kiên cường hơn, theo Helino.

Cách thúc đẩy sự phát triển của trẻ

Theo các nhà khoa học, cha mẹ sau khi biết về 3 thời kỳ phát triển đỉnh cao của trẻ nên chủ động nắm bắt và giúp cho trí não của con phát triển nhanh chóng.

Các nghiên cứu cho thấy, những bé có thể bắt đầu được nhìn hình ảnh và đọc sách, kể chuyện từ nhỏ thì sau khi lớn lên sẽ càng thông minh và ưu tú hơn hẳn. Cùng bé đọc hay kể chuyện không phải để bé ghi nhớ mà là để bồi dưỡng khả năng hiểu và năng lực tưởng tượng ở bé, giúp bé ngày càng giỏi trong quá trình tư duy.

Bên cạnh đó cha mẹ cần đưa bé ra ngoài trải nghiệm nhiều hơn. Nhìn, nghe, ngửi, nếm và chạm là 5 giác quan quan trọng giúp bé nhận biết thế giới sớm nhất. Những kích thích ngũ quan này càng phong phú thì não bộ của bé tiếp nhận càng nhiều thông tin, các tầng vỏ não càng linh hoạt hơn.

Muốn bé phát triển trí não ngày càng tốt thì dinh dưỡng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do vậy, bạn không nên quá hạn chế những thực phẩm hằng ngày cho bé ăn. Hãy tạo một thực đơn phong phú và lành mạnh để cân bằng dinh dưỡng đầy đủ hơn cho bé, theo Khoẻ và Đẹp.

Hãy học cách hướng dẫn con chứ không phải áp đặt suy nghĩ của mình vào con, rằng con phải thích cái này, ghét cái kia, học cái này tốt hơn, làm cái này đúng. Bạn hãy để con bạn tự do phát triển dưới sự hướng dẫn, quản lý và giám sát khoa học.

Tiếp theo là để con nói, tiếng nói của con trong gia đình không phải là chuyện nhỏ. Hãy cho con thấy bản thân con cũng được tôn trọng, được nói lên suy nghĩ của mình.

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN