Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:52
RSS

11+ Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa ở mông & Cách khắc phục

Thứ sáu, 15/12/2023, 14:34 (GMT+7)

Vùng da ở mông thường nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Một trong những vấn đề thường gặp tại vị trí này đó chính là nổi mề đay ở mông. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách xử lý ra sao? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về tình trạng này.

I - Tổng quan về tình trạng nổi mề đay ở mông

Nổi mề đay ở mông là một dạng dị ứng ở da mông, hiện tượng này có đặc trưng là lớp trung bì bị phù cấp tính hoặc mạn tính. Tình trạng này được gây ra bởi phản ứng của mao mạch với các yếu tố gây dị ứng.

Tình trạng nổi mề đay ở mông thường có biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện các nổi mẩn đỏ, nằm đơn lẻ hoặc tập trung thành mảng đỏ ở vùng mông.
  • Ngứa khó chịu, cơn ngứa có thể từ nhẹ đến ngứa dữ dội.
  • Da mông sần sùi hoặc nổi cục.
  • Trên da mông có thể có mụn li ti, mụn vỡ có dịch bên trong.
  • Một số trường hợp có sốt nhẹ.

II - Những nguyên nhân gây nổi mề đay ở mông

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra nổi mề đay ở mông như sau:

1. Vệ sinh cơ thể kém

Không làm sạch cơ thể thường xuyên sẽ gây tích tụ bụi bẩn, dầu thừa trong lỗ chân lông. Và các yếu tố này là điều kiện để cho vi khuẩn, hoặc vi rút tấn công và gây kích ứng cho da mông. Từ đó làm tăng nguy cơ nổi mề đay ở mông.

2. Dị ứng với nguồn nước

Thêm một nguyên nhân phổ biến khác gây nổi mề đay ở mông đó chính là dị ứng với nguồn nước.

Tình trạng này có thể là do bề mặt da tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, nước có chứa nhiều loại vi sinh vật gây kích ứng làn da. Hoặc cũng có thể là do cơ địa của người bệnh không hợp với nguồn nước sinh hoạt cũng có làm xuất hiện tình trạng nổi mề đay ở mông.

Nổi mề đay ở mông do dị ứng nước

Tắm rửa bằng nước nhiễm vi khuẩn, nước ô nhiễm gây nổi mề đay ở mông

3. Do quần áo không phù hợp

Mông là bộ phận hay phải tiếp xúc với quần hoặc váy, do vậy nếu bạn lựa chọn trang phục có chất liệu không thoáng mát, không thấm hút mồ hôi có thể gây bí da vùng mông.

Khi mồ hôi ở mông không được thoát ra ngoài, chúng sẽ tích tụ lại trong lỗ chân lông. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho nhiều loại vi khuẩn hoặc vi rút thâm nhập và gây bệnh ở vùng da ở mông. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gây nổi mề đay ở mông.

4. Giấy vệ sinh kém chất lượng

Giấy vệ sinh chất lượng kém, chứa các thành phần làm cho da dễ bị dị ứng, hoặc hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay ở mông. Vì vậy, khi mua giấy vệ sinh thì bạn cần tránh xa những loại giấy vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc sản phẩm chưa được chứng nhận về chất lượng, độ an toàn.

Mẩn ngứa mề đay ở mông do dùng giấy vệ sinh kém chất lượng

Da vùng mông tương đối nhạy cảm, nên có thể bị kích ứng nổi mề đay do giấy kém chất lượng

5. Do ngồi quá lâu

Ngồi quá lâu có thể khiến cho mồ hôi hoặc chất bã nhờn sẽ ngày càng tích tụ lại và không được thoát ra ngoài. Điều này khiến cho vùng da ở mông dễ bị tổn thương và kích ứng, điều này cũng làm tăng nguy cơ nổi mề đay ở mông.

Ngoài ra, ngồi quá lâu cũng ngăn cản lưu thông tuần hoàn máu ở vùng da mông làm tế bào da mông trở nên yếu đi, dễ bị tác động của môi trường bên ngoài và gây nổi mề đay.

III - Mông bị nổi mẩn đỏ ngứa, mề đay cảnh báo bệnh gì?

1. Mông bị nhiễm nấm

Nổi mề đay ở mông có thể xuất phát từ nguyên nhân mông bị nhiễm nấm. Người bệnh nhiễm nấm mông có các biểu hiện như: da bị ngứa ngáy khó chịu, xuất hiện vảy trắng, có thể có mẩn đỏ trên da mông.

Nấm mông có thể phá hủy vùng da nghiêm trọng, gây tổn thương da hoặc làm xuất hiện các phản ứng trên da. Từ đó làm tăng nguy cơ nổi mề đay ở bộ phận này.

Nguyên nhân gây nấm mông có thể là do da vùng mông tiếp xúc với nguồn nước bẩn, mặc quần với chất lượng kém, hoặc da mông không được làm sạch đúng cách hàng ngày.

Mông nổi mề đay ngứa ngáy do nhiễm nấm

Nấm da mông gây ngứa ngáy nổi mề đay

2. Bệnh chàm (eczema)

Nổi mề đay ở mông cũng là một trong những biểu hiện đáng lo ngại ở những người mắc bệnh chàm (eczema). Không chỉ có vậy, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: Da nổi mụn nhỏ, viêm loét da, ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây bệnh chàm eczema trên mông có thể là do vi khuẩn tấn công, da nhạy cảm dễ bị tổn thương, hoặc do di truyền.

3. Nhiễm giun

Mông bị mẩn đỏ, ngứa ngáy có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị nhiễm giun sán. Loại ký sinh trùng này thường cư trú và hút chất dinh dưỡng ở đại tràng. Khi chúng bước vào thời kỳ sinh sản, chúng sẽ đi tới hậu môn và điều này khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở mông và hậu môn.

Mề đay do nhiễm giun sán

Nổi mề đay ngứa ở mông về đêm do nhiễm giun

4. Mắc bệnh vảy nến

Bệnh lý vảy nến cũng có thể gây ra triệu chứng nổi mề đay ở mông, làm cho da xuất hiện các nốt nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc da mông khó chịu.

Người mắc bệnh vảy nến thường làm suy giảm sức đề kháng ở vùng da mông, khiến cho da dễ bị tổn thương và nhạy cảm, từ đó làm tăng nguy cơ nổi mề đay ở mông.

5. Bệnh Herpes sinh dục

Đây là dạng bệnh lý lây qua đường quan hệ tình dục, do vi rút Herpes Simplex gây ra và chúng có thể gây ra nhiều tổn thương vùng da trên cơ thể, trong đó có da mông và là nguyên nhân gây ra nổi mề đay ở mông.

Người bệnh Herpes sinh dục còn có các triệu chứng khác như: Nổi mụn phồng rộp ở mông, hậu môn, âm đạo, dương vật, bìu nam giới hoặc gây ra các ổ loét trên da…Bệnh có tính chất tái phát, diễn ra trong thời gian dài nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời.

6. Hăm tã

Trong trường hợp trẻ em nổi mề đay ở mông có thể liên quan đến hiện tượng hăm tã, điều này khiến cho da mông của em bé bị nổi mẩn đỏ khó chịu, tăng phản ứng dị ứng và độ nhạy cảm ở vùng da mông.

Không những vậy, hăm tã có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ như: Viêm loét da mông, ngứa, sốt, da bị viêm nhiễm chảy mủ.

Hăm tã gây nổi mề đay

Trẻ nhỏ bị nổi mề đay trên mông do bị hăm tã

IV - Bị nổi mề đay ở mông phải làm sao? Điều trị thế nào?

1. Điều trị bằng thuốc

- Thuốc điều trị bệnh lý

Tùy theo vào từng nguyên nhân trị nổi mề đay ở mông hoặc đối tượng người bệnh mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Chẳng hạn như nếu nổi mề đay ở mông là do nhiễm nấm thì có thể sử dụng thuốc kháng nấm như: Ketoconazole, fluconazol, clotrimazol… Hoặc nếu như người bệnh nổi mề đay ở mông là do vi rút Herpes sinh dục thì có thể sử dụng thuốc điều trị là: Famciclovir, acyclovir, valacyclovir…

Chữa nổi mề đay ở mông bằng thuốc

Người bệnh có thể dùng các loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh

- Thuốc giảm triệu chứng mề đay, ngứa ngáy:

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc khác để chữa giảm triệu chứng ngứa, mẩn đỏ mề đay ở mông như sau:

  • Thuốc kháng histamine: Histamine là hợp chất trung gian sản sinh ra trong phản ứng dị ứng nổi mề đay. Vì vậy sử dụng loại thuốc này có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng nổi mề đay.
  • Kem bôi corticoid: Sử dụng kem bôi có chứa corticoid có thể giúp bạn xoa dịu vùng da mông bị tổn thương do nổi mề đay, chống viêm mạnh mẽ và ngăn ngừa nổi mề đay ở mông tiến triển.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh nổi mề đay ở mông là do nhiễm vi khuẩn thì cần phải sử dụng loại thuốc này để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, phòng tránh nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh phải được tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thuốc bôi trị mề đay, mẩn ngứa ở mông

Thuốc kháng histamin, corticoid, kháng sinh thường được dùng để giảm mẩn ngứa

2. Sử dụng mẹo dân gian trị mề đay trên mông

Trong trường hợp, nổi mề đay ở mông ở mức độ nhẹ, triệu chứng không nặng thì bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sau:

- Tắm nước lá chè:

Lá chè có tác dụng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc bị tổn thương. Do vậy, tắm nước lá chè giúp làm viêm sưng mề đay, làm sạch da mông và giúp nhanh phục hồi da mông bị tổn thương.

Bạn đun sôi 1 nắm lá chè cùng với khoảng 1.5 lít nước, để nguội và sau đó sử dụng loại nước này để tắm.

- Dùng rượu đinh lăng:

Uống một lượng nhỏ rượu đinh lăng mỗi ngày cũng là cách đối phó hiệu quả với tình trạng nổi mề đay ở mông. Bạn có thể lấy rễ đinh lăng, rửa sạch và cho vào một chiếc bình. Sau đó, thêm khoảng 1 lít rượu trắng vào bình và ngâm rễ đinh lăng trong khoảng 1 tháng.

Sau đó, bạn lấy rượu đinh lăng ra dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 chén nhỏ trước bữa ăn trưa và bữa tối.

- Đắp gừng lên mông:

Gừng được đánh giá cao trong việc cải thiện tình trạng nổi mề đay ở mông bởi tính kháng khuẩn mạnh và có thể dùng thay thế cho kháng sinh trong một số trường hợp.

Cách sử dụng gừng rất đơn giản như sau: Chuẩn bị 1 củ gừng, gọt sạch vỏ và thái thành từng lát mỏng. Sau đó dùng từng lát gừng đắp lên mông, chỗ bị nổi mề đay. Để yên trong khoảng 15 phút và sau đó làm sạch da này.

Trị nổi mề đay ở mông bằng gừng

Đắp vài lát gừng vào khu vực mông bị nổi mề đay

V - Vài lưu ý giúp hạn chế nổi mề đay ở mông hiệu quả

Để hạn chế tình trạng nổi mề đay ở mông ngày càng nặng thêm, bạn cần lưu ý áp dụng những điều như sau:

  • Lựa chọn các loại quần áo có chất liệu tốt, dễ thấm hút mồ hôi. Bạn nên hạn chế mặc quần hoặc váy bó sát vì có thể gây hại và làm tổn thương vùng mông.
  • Thường xuyên làm sạch vùng mông, hoặc các vùng da khác trên cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho da, giúp da có khả năng chống lại với mầm bệnh từ bên ngoài, giảm thiểu nguy cơ nổi mề đay.
  • Nên dưỡng da kỹ lưỡng ở vùng mông, để da được cấp ẩm đầy đủ, giảm độ nhạy cảm và kích ứng da tại vị trí này.
  • Cần nâng cao sức đề kháng của toàn bộ cơ thể để ngăn chặn phản ứng quá mẫn, phản ứng dị ứng của cơ thể gây ra nổi mề đay thông qua các biện pháp như sau: Tăng cường khả năng vận động, hạn chế các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích, tránh căng thẳng áp lực quá mức, nên ăn uống lành mạnh, tạo thói quen ngủ nghỉ khoa học…
  • Hạn chế những thói quen không tốt gây tổn thương cho vùng da mông như: Ngồi trong thời gian dài, chà sát mông quá nhiều lần vào bề mặt cứng…

Nổi mề đay ở mông có thể lan rộng tới những vùng da khác, hoặc làm tổn thương nghiêm trọng vùng da mông. Vì vậy, khi phát hiện mắc phải bệnh lý thì người bệnh cần phải tích cực điều trị bệnh để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về nổi mề đay ở mông, để từ đó dễ dàng thoát khỏi nỗi ám ảnh về tình trạng này.

DS. Khánh Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại