Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:42
RSS

10 quan niệm sai lầm về bệnh đột quỵ có thể đe dọa tính mạng

Thứ tư, 08/04/2020, 10:35 (GMT+7)

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn (thể nhồi máu) hoặc bị vỡ (thể chảy máu), khiến cho 1 phần não bị tổn thương hoặc chết đi. Hậu quả của quá trình này là tổn thương não kéo dài, tàn phế vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. Do sự phức tạp của bệnh lý nên có nhiều quan niệm sai

Sự kiện:
Đột quỵ

1. Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi

Sự thật: Mặc dù tuổi càng cao càng tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhưng bệnh không chỉ xảy ra ở đối tượng này. Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tại Mỹ, có tới ¼ số trường hợp đột quỵ xảy ra ở người dưới 65 tuổi, trong đó có trẻ em.

2. Đột quỵ là bệnh hiếm gặp

Sự thật: Bệnh đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến và là nguyên nhân lớn thứ 2 gây tử vong trên toàn thế giới với gần 6 triệu ca tử vong trong nằm 2016. Tại Việt Nam đột quỵ vẫn giữ vị trí số 1 trong top 10 nguyên nhân tử vong từ năm 2007 đến 2017.

bệnh đột quỵ

Top 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam năm 2007 và 2017

3. Đột quỵ không thể phòng ngừa được

Sự thật: Đây là một hiểu sai rất nghiêm trọng về bệnh đột quỵ. Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ cho biết, có tới 80% các trường hợp đột quỵ có thể ngăn ngừa được. Nghiên cứu đột quỵ quốc tế (International stroke study) cho thấy, 90% các ca đột quỵ gây ra bởi các yếu tố như tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì. Đây đều là những yếu tố có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp đơn giản, bao gồm: lựa chọn lối sống lành mạnh và kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm.

4. Đột quỵ không thể điều trị được

Sự thật: 87% các trường hợp đột quỵ là đột quỵ thể nhồi máu. Tức là đột quỵ xảy ra do cục máu đông di chuyển trong lòng mạch làm tắc mạch máu não. Nếu người bệnh đến bệnh viện trong vòng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng của tai biến và được xử trí phù hợp thì có thể ngăn ngừa được sự hủy hoại tế bào não. Như vậy, người bệnh có khả năng phục hồi một phần hoặc hoàn toàn sau tai biến.

bệnh đột quỵ
Người bệnh có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn sau đột quỵ

5. Đau đầu là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh đột quỵ

Sự thật: Đau đầu đột ngột và dữ dội là một trong những dấu hiệu của đột quỵ. Tuy nhiên, chỉ 30% người bệnh bị tai biến mạch máu não thể nhồi máu (tắc mạch não do cục máu đông) có biểu hiện đau đầu. Do đó, đây không phải là một triệu chứng tin cậy để phát hiện tai biến. Những triệu chứng phổ biến nhất của tai biến bao gồm:

  • Tê hoặc yếu vùng mặt, cánh tay, chân, đặc biệt ở một bên cơ thể
  • Nhìn mờ 1 mắt hoặc 2 mắt hoặc nhìn đôi
  • Đột ngột bị lú lẫn, khó nói, khó hiểu lời nói
  • Đột ngột khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động

6. Đột quỵ là bệnh không di truyền

Sự thật: Bệnh đột quỵ là bệnh di truyền. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mạch máu như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì đều mang đặc tính di truyền. Một số nguyên nhân hiếm gây đột quỵ ở người trẻ tuổi như: khối u tim, rối loạn đông máu và dị dạng mạch máu…có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

7. Uống rượu không ảnh hưởng đến nguy cơ bị đột quỵ

Sự thật: Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, uống rượu còn làm tăng nồng độ Triglycerid trong máu, đây là một loại mỡ máu có thể gây xơ cứng động mạch.

bệnh đột quỵ
Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

8. Hút thuốc không ảnh hưởng đến nguy cơ bị đột quỵ

Sự thật: hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Điều này đúng với vả đột quỵ thể nhồi máu hay thể chảy máu, đột quỵ lần đầu hay tái phát.

9. Khả năng hồi phục chỉ xảy ra trong khoảng vài tháng đầu sau đột quỵ

Sự thật: Quá trình sửa chữa, hàn gắn thương tổn hầu hết xảy ra ở những tháng đầu tiên sau đột quỵ, nhưng quá trình phục hồi này khác nhau ở từng cá thể và có thể kéo dài tới 2 năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, người bệnh đột quỵ vẫn có thể cải thiện nhờ liệu pháp phục hồi chức năng và một số biện pháp điều trị khác một vài năm sau khi xảy ra đột quỵ.

bệnh đột quỵ
Người bệnh vẫn có thể cải thiện triệu chứng vài tháng tới vài năm sau đột quỵ

10. Nếu các triệu chứng đột quỵ đã qua, bạn không cần điều trị

Sự thật: Một số người có thể gặp biểu hiện đột quỵ tạm thời, gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua, đây cũng là một tình trạng cấp cứu. So với đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi cục máu đông gây tắc mạch não nhưng được tái thông trước khi hình thành những tổn thương vĩnh viễn, có thể do mạch máu não giãn ra hoặc cục máu đông tan ra/nhỏ lại. Tuy nhiên, những người có cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ cao bị đột quỵ trong vòng 1 tuần sau đó. 

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cơn thiếu máu này rất quan trọng trong việc dự phòng đột quỵ xảy ra, mặc dù những triệu chứng thiếu máu này đã hết.

Điều trị và dự phòng đột quỵ bằng thuốc Đông y thế hệ 2

Thuốc Đông y thế hệ 2 với cơ chế hoạt huyết, bổ huyết, ôn kinh, thông mạch không những là biện pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đột quỵ, tăng khả năng phục hồi các di chứng sau đột quỵ, mà còn có hiệu quả dự phòng đột quỵ thứ phát ở người bệnh đã từng bị đột quỵ hoặc dự phòng khởi phát ở những người nguy cơ cao như người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh mạch vành.

Do vậy, thuốc Đông y thế hệ 2 hiện là loại thuốc được đông đảo chuyên gia và người bệnh tin tưởng để điều trị và dự phòng đột quỵ. 

 

Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN