Thứ năm, 25/04/2024 | 14:40
RSS

10 loại thực phẩm cần lưu ý khi để tủ lạnh

Thứ ba, 14/02/2017, 07:00 (GMT+7)

Tủ lạnh là một “trợ thủ” đắc lực của các bà nội trợ, tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng an toàn khi được tích trữ ở đây.

Dưa hấu và các loại dưa nước

Các loại dưa như dưa hấu, dưa vàng, dưa lê,… nên được bảo quản trên các giá đựng đồ, ở nhiệt độ phòng. Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chỉ ra rằng, việc bảo quan ở nhiệt độ phòng sẽ giúp các loại dưa giữ được độ ngọt của chúng cũng như làm chậm lại quá trình ôxi hoá. Tuy nhiên, một khi đã được bổ ra, chúng lại nên được để trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3-4 ngày.

Khoai tây

Nhiệt độ lạnh sẽ làm phá vỡ lớp tinh bột vốn có trong khoai tây, làm chúng trở nên sạn và có vị ngọt khó chịu. Cách tốt nhất để bảo quản khoai tây là nơi có nhiệt độ mát, và hạn chế ánh sáng.

Mật ong

Mật ong có thể bị kết tinh và vón cục nếu được tích trữ trong tủ lạnh. Nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng để bảo quản mật ong, giúp chúng giữ được độ dẻo và vị ngọt hoàn hảo nhất.

Cà chua

Việc tích trữ cà chua trong ngăn chứa rau củ quả có thể khiến cà chua bị ủng và thối. Hãy để cà chua ở trên các ngăn để đồ bình thường. Nếu cà chua quá chín, hãy làm chúng thành mứt hoặc nước sốt cà chua trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh.

Hành tây

Nếu như những loại củ quả khác khi được bảo quản trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn thì hành tây thì ngược lại. Khi bạn bảo quản loại nguyên liệu này trong tủ lạnh sẽ làm chúng bị thối, nũng vì môi trường ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí. Cách tốt nhất để bảo quản hành tây là để chúng vào những vị trí tránh ánh nắng mặt trời. Đối với những củ hành tây đã sử dụng, hãy để phần thừa vào trong túi kéo kín trước khi cho vào tủ lạnh.

Chuối

Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa, nếu chuối được để trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, trông rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu nhiệt độ lạnh quá cao, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.

Nước mắm

Nước mắm không nên bảo quản trong tủ lạnh, bởi nó gây mùi cũng như dễ phát sinh vi khuẩn. Đối với mỗi lần sử dụng, nên lấy ra lượng nước mắm vừa đủ và bỏ đi phần thừa, không nên tích trữ trong tủ lạnh.

Trong điều kiện nhiệt độ thường, nước mắm có thể để được tới 3 năm mà không hề bị biến chất.

Bánh mỳ

Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ làm bánh mỳ bị khô cứng rất nhanh. Thay vào đó, hãy bảo quản số bánh mỳ bạn sẽ sử dụng ở nhiệt độ phòng, tối đa là 4 ngày để không làm mất đi hương vị của bánh mỳ.

Dăm bông

Chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn. Vì vậy không nên để thịt dăm bông bảo quản trong tủ lạnh.

Dầu oliu, dầu dừa

Việc cất trữ dầu oliu và dầu dừa trong tủ lạnh sẽ làm chúng ngưng tụ và chuyển sang thể rắn như sáp khiến bạn khó khăn hơn trong việc bạn sử dụng hàng ngày vì phải chờ chúng rã đông mất thời gian. Hãy cất chúng ở nơi thoáng mát và cố gắng đừng để lâu hơn 6 tháng.

Tuy nhiên nếu lượng dầu của bạn có mục đích sử dụng đặc biệt, lâu lâu mới dùng và bạn không ngại chờ rã đông thì lúc này lại nên cất tủ lạnh để kéo dài tuổi thọ các chất chống oxy hóa.


Theo Chất lượng Việt Nam