Thứ tư, 20/11/2024 | 20:01
RSS

Viêm mũi cấp ở trẻ em xử trí thế nào cho đúng?

Thứ hai, 28/09/2020, 11:39 (GMT+7)

Viêm mũi cấp thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, có thể tái phát 4-6 lần trong một năm Viêm mũi cấp ở trẻ em dễ biến chứng sang viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,...

 viêm mũi cấp ở trẻ em

Viêm mũi cấp ở trẻ em rất dễ gặp phải đối với các bé tuổi mầm non

Dấu hiệu viêm mũi cấp ở trẻ em

Trẻ bị viêm mũi cấp sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, nước mũi ban đầu trong, sau đó chuyển sang đục do nhiễm trùng thứ phát.
  • Đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau chuyển sang ho có đờm.
  • Sốt cao từ 38-39 độ.
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, bú kém, khó ngủ do ngạt mũi gây khó thở.
viêm mũi cấp ở trẻ em
Thời gian đầu bị bệnh, trẻ thường chảy nước mũi trong

Nguyên nhân gây viêm mũi cấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh thường do virus như Rhinovirus, Coronavirus, Respiratory syncytial virus, Adenovirus,... Nếu không được điều trị sớm, kết hợp sức đề kháng suy yếu, trẻ có thể bội nhiễm thêm các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu,... trong đó, liên cầu beta tan huyết nhóm A là nguy hiểm nhất, có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp,...

viêm mũi cấp ở trẻ em

Bệnh viêm mũi cấp ở trẻ em thường do virus gây nên

Các yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh viêm mũi cấp ở trẻ

  • Thời tiết thay đổi đột ngột: thời tiết thay đổi bất thường từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ dễ bị viêm mũi… 
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Trẻ thường xuyên ở trong phòng điều hòa quá lạnh, tắm ngay sau khi vận động, tắm quá lâu dễ bị viêm mũi cấp.
viêm mũi cấp ở trẻ em
Bật điều hòa phòng quá lạnh dễ khiến trẻ bị viêm mũi cấp
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, chất tẩy rửa, hóa chất, khói thuốc lá, bụi bẩn cũng dễ bị viêm mũi.
  • Trẻ có sức đề kháng kém: Những trẻ có sức đề kháng kém dễ bị viêm mũi cấp và tần suất bị nhiều hơn. 

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi cấp

Ngay từ khi các triệu chứng còn nhẹ, dịch mũi còn lỏng, trong cha mẹ nên dùng khăn giấy mềm thường xuyên thấm nước mũi cho trẻ, sau đó vứt bỏ sau khi dùng xong (không nên dùng khăn vải vì nếu không thay khăn mới sau mỗi lần sử dụng, virus, vi khuẩn vẫn lưu trên khăn). 

Cha mẹ nên vệ sinh mũi hàng ngày cho con, có thể xịt mũi bằng nước muối sinh lý kết hợp với dụng cụ hút mũi, không nên dùng miệng hút mũi cho trẻ vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ miệng người lớn vào mũi bé.

Tăng cường dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị viêm mũi cấp, cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, nhiều lần hơn trong ngày. Với trẻ đã ăn dặm cần bổ sung cho trẻ chế độ ăn đầy đủ thịt, cá, trứng, đậu, rau củ… để giúp trẻ phục hồi nhanh hơn. Cho trẻ uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin, nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng.

Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt trên 38,5 độ
  • Ho nhiều, thở nhanh.
Bác sĩ có thể chỉ các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm nếu bệnh tiến triển nặng. Kháng sinh có thể được kê nếu có dấu hiệu bội nhiễm. Các bậc phụ huynh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự mua thuốc điều trị, không sử dụng lại đơn thuốc cũ. Nên thận trọng với việc dùng thuốc co mạch, giúp giảm ngạt mũi nhanh nhưng nếu lạm dụng dễ gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, nghĩa là gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi, dẫn đến việc rất khó chữa trị.
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko – sản xuất theo công thức chuyển giao của Mỹ

viêm mũi cấp ở trẻ emPhục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 (giờ hành chính)
 
 
DS Phan Thu Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN