Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:18
RSS

Vì sao siêu bão Mangkhut càn quét Trung Quốc nhưng không vào Việt Nam?

Thứ hai, 17/09/2018, 07:09 (GMT+7)

Phó viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Viện KHKTTV&BĐKH) Mai Văn Khiêm đã lý giải lý do siêu bão Mangkhut không vào Việt Nam.

Siêu bão Mangkhut đã làm tê liệt hệ thống giao thông ở Hong Kong, khiến hầu hết các chuyến bay phải hủy, xe buýt và tàu điện buộc phải ngừng hoạt động. Mặc dù đã có lo ngại về sự an toàn của hai nhà máy điện hạt nhân ở Quảng Đông nhưng cho đến cuối giờ chiều qua, chưa có báo cáo nào về sự cố.

Không chỉ đặc khu Hong Kong, mọi thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Châu Giang, phía nam Trung Quốc chiều qua đã ở trong tình trạng khẩn cấp. Kể từ trưa qua, mọi cây cầu, con đường chính kết nối các thành phố ở Quảng Đông đã bị tê liệt. Cửa hàng, quán ăn, các dịch vụ thương mại ngừng hoạt động.

Thành phố Chu Hải, sát với đặc khu Macau cho thực hiện chính sách “không có người trên phố, không có ô tô trên đường”, theo tường thuật của SCMP. Người dân được yêu cầu ở trong nhà hoàn toàn khi bão quét qua. Một khách sạn lớn ven biển bị buộc phải di tản khách thuê phòng tới một tòa nhà ở sâu trong đất liền hơn.

Ở thành phố Thâm Quyến, sát với Hong Kong, mọi hoạt động của tàu điện bị đình chỉ và chưa biết khi nào hoạt động trở lại. Mọi chuyến bay đến và đi từ Thâm Quyến bị hủy bỏ, trong khi sân bay Quảng Châu ngừng hoạt động từ trưa Chủ nhật tới ít nhất là 8h sáng thứ Hai. 

Siêu bão Mangkhut càn quét Trung Quốc nhưng ít ảnh hưởng Việt Nam vì sao?

Siêu bão Mangkhut càn quét Trung Quốc nhưng ít ảnh hưởng Việt Nam vì sao?
Siêu bão Mangkhut làm tê liệt phía nam Trung Quốc. Ảnh: Reuter

Mặc dù bão rất mạnh nhưng cho đến 5h chiều qua (theo giờ địa phương), chưa có báo cáo về thương vong nào do Mangkhut gây ra tại Trung Quốc.

Trong khi đó, đối với dự báo quỹ đạo bão Mangkhut, các dự báo của mô hình trước khi bão đổ bộ vào Philippines là khá thống nhất. Tuy nhiên, sau khi bão qua báo đảo Ludong (từ 7h ngày 15/9), các dự báo của mô hình trở nên phân tán, khác nhau nhiều.

Song có một điểm chung giữa các quỹ đạo dự báo là xu hướng điều chỉnh quỹ đạo ngả dần về phía phải, dự báo rằng bão Mangkhut đổ bộ gần Hong Kong và sau khi đổ bộ sẽ di chuyển trên đất liền nhiều hơn.

Do ma sát với đất liền trong thời gian và quãng đường dài hơn trước khi đến vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc nên bão Mangkhut sẽ suy yếu nhiều hơn trước khi ảnh hưởng đến miền Bắc Việt Nam.

Như vậy, mối nguy hiểm chính từ bão Mangkhut đối với Việt Nam sẽ là mưa to ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Có thể thấy biến đổi khí hậu cùng với các hạn chế về công nghệ trong đó có hạn chế của mô hình dự báo đối với bài toán dự báo quỹ đạo và cường độ bão sẽ còn gây nhiều khó khăn cho công tác dự báo bão.


Xem thêm: Vụ giết người ném xác ở đèo Thung Khe, bắt được nghi phạm thứ 2

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN