Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:27
RSS

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?

Thứ năm, 02/01/2020, 07:52 (GMT+7)

Năm mới 2020 và thập kỷ tiếp theo đã đến và được chào đón nhiệt liệt trên khắp thế giới, bắt đầu từ quần đảo Thái Bình Dương và New Zealand rồi sau đó đến Syney, Moscow... với những màn pháo hoa vô cùng hoành tráng.

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?
Những màn pháo hoa hoành tráng được bắn trên khắp thế giới để chào đón năm mới 2020

Theo CNN, các quốc đảo Thái Bình Dương như Tonga, Samoa và Kiribati là những nơi đầu tiên trên thế giới chào đón năm mới 2020 vào lúc 17h ngày 31/12 (theo giờ Việt Nam). Một tiếng sau, New Zealand là nước tiếp theo bước sang năm mới 2020.

Có tới 39 múi giờ khác nhau được sử dụng trên toàn thế giới và phải mất tới 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới 2020.

Úc

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?
Hình ảnh đón năm mới 2020 tại cầu cảng Sydney, Úc

Hơn một triệu người đã tập trung tại cầu cảng Sydney và các khu vực xung quanh để chào đón năm mới với màn bắn pháo hoa hoành tráng. Dù phải trì hoãn một lúc vì gió mạnh nhưng những người xem sau đó vẫn được chứng kiến màn bắn pháo hoa ấn tượng tại biểu tượng của đất nước.

Năm nay, Úc được chú ý nhiều hơn vì cuộc khủng hoảng cháy rừng vẫn tiếp diễn tại quốc gia này. Theo RT, nhiều người dân Úc trước đó kêu gọi chính phủ hủy bỏ buổi bắn pháo hoa chào đón năm mới tốn kém tại cầu cảng Sydney. Số tiền dùng cho màn bắn pháo hoa được đề xuất dùng cho công tác chữa cháy.

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?

Tuy nhiên, các quan chức Úc cho biết ngân sách dùng cho màn bắn pháo hoa đã được sử dụng gần hết từ nhiều tháng trước. Các chuyên gia cũng cho rằng việc bắn pháo hoa an toàn và không gây thêm rắc rối cho cuộc khủng hoảng cháy rừng.

Cháy rừng đã thiêu rụi hơn 1.000 căn nhà ở Úc và khiến 12 người thiệt mạng trong vài tháng qua. New South Wales, bang đông dân nhất của Úc, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do cháy rừng.

Nga

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?
Thủ đô Moscow, Nga

Nước Nga bắt đầu đêm giao thừa đáng nhớ với màn bắn pháo hoa và một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi người dân đoàn kết trong năm mới 2020.

Bài phát biểu của ông Putin được truyền hình trực tiếp trên truyền hình Nga. Theo sau bài phát biểu là hình ảnh chiếc đồng hồ lớn tại điện Kremlin và tiếng kêu của nó. Đài truyền hình quốc gia cũng chiếu cảnh bắn pháo hoa từ các thành phố ở vùng Viễn Đông.

Một điểm khác biệt so với mọi năm là khoảnh khắc chào đón năm mới ở Moscow năm nay không có tuyết. Thủ đô nước Nga trải qua tháng 12 ấm áp lạ thường. Nhiệt độ ở trung tâm Moscow vào giữa đêm chỉ ở gần mức đóng băng.

New York

Vì sao phải mất 26 tiếng để mọi quốc gia được chào đón năm mới?
Người dân Mỹ đổ xô tới quảng trường Thời đại chờ thời khắc giao thừa đón năm mới 2020

Tại thành phố New York của nước Mỹ, mọi sự tập trung sẽ đổ dồn về quảng trường Thời đại nổi tiếng. Vì vậy, công tác an ninh đang là vấn đề trọng tâm nhất với lực lượng cảnh sát. Hàng nghìn sĩ quan được điều động với súng, chó nghiệp vụ. Đặc biệt, lần đầu tiên máy bay không người lái của cảnh sát được sử dụng. Năm ngoái, chúng không được sử dụng vì trời mưa.

"Quảng trường Thời Đại sẽ là nơi an toàn nhất trên thế giới vào khoảnh khắc chào đón năm mới vì lực lượng cảnh sát đang có nhiều hoạt động chuẩn bị nhất có thể để đảm bảo an ninh", John Miller, phó ủy viên đơn vị tình báo và chống khủng bố, thuộc lực lượng cảnh sát thành phố New York, chia sẻ trước giao thừa. 

Nguyễn Thái - Tổng hợp
Dân Việt