Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:18
RSS

Vi khuẩn ăn thịt người lây lan, gieo rắc bầu không khí kinh hoàng tại Úc

Thứ tư, 18/04/2018, 15:12 (GMT+7)

Loài vi khuẩn ăn thịt xuất hiện và lây lan với tốc độ chóng mặt tại Úc đang trở thành mối lo cho rất nhiều người khi các bác sĩ còn chưa biết cách để phòng ngừa loài vi khuẩn này.

Các ca mắc bệnh loét Buruli, một loại bệnh trên da, đã tăng với tỉ lệ 400% trong vòng 4 năm qua tại Úc. Bệnh do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium ulcerans có khả năng phá vỡ mô gây ra.

Chuyên gia về các bệnh lây nhiễm, bác sĩ Daniel O'Brien cho biết các trường hợp mắc bệnh loét Buruli, đã trở nên "phổ biến một cách đang kinh hoàng và cũng nặng hơn" trong vùng và xuất hiện ở nhiều địa điểm. Có 275 trường hợp nhiễm bệnh đã được ghi nhận ở bang Victoria năm 2017, tăng 51% so với năm 2016.

Họ vẫn chưa rõ tại sao bệnh loét Buruli, vốn thường được phát hiện ở các vùng nhiệt đới, lại nổi lên một nơi có điều kiện khí hậu ôn đới như bang Victoria - nơi mùa hè, nhiệt độ trung bình vào khoảng 21 độ C và mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 10 độ C.

Vi khuẩn ăn thịt người lây lan, gieo rắc

Vi khuẩn ăn thịt người lây lan, gieo rắc
Những biểu hiện của vi khuẩn ăn thịt người trên cơ thể. Ảnh: CBS

Nhà chức trách phụ trách về y tế của bang Victorian cho biết họ đã chi 780.000 USD cho việc nghiên cứu về căn bệnh và đang bắt đầu một chiến dịch truyền thông giáo dục để mọi người biết và cảnh giác với căn bệnh này.

Mỗi năm, có khoảng 2,000 trường hợp bị mắc loại vi khuẩn này, chủ yếu đến từ thành phố Victoria. Tuy nhiên năm nay, dịch bệnh đã lan nhanh tới gần Melbourne với các vùng ngoại ô như Bentleight, Hampton và Cheltenham.

Vi khuẩn sẽ gây ra những vết ung nhọt trên vật chủ và sau đó phá hủy các tế bào mô và da. Loại virus này có thể xâm nhập vào cơ thể bất kể người lớn hay trẻ em. Chuyên gia các bệnh di truyền Daniel O'Brien cho biết Victoria đang trong giai đoạn "bùng phát dịch nghiêm trọng".

"Quả thực đáng sợ khi số lượng các vụ xảy ra ngày càng nhiều hơn. Chúng ta không thể chờ đợi nữa mà phải hành động".

Được biết, đối tượng trung gian truyền dịch bệnh có thể là loài muỗi hay qua phân của thú có túi mà muỗi đã đậu vào. Thông thường, trông nó như một vết muỗi cắn bình thường nhưng vết cắn khá sâu dần sẽ lan rộng ra khiến phần thịt cũng bị "ăn" mất. 

Chính phủ vẫn chưa thông báo nguyên nhân gây ra các vụ việc là do chủng vi khuẩn gì. "Chúng ta đang phải đối mặt với một đại dịch tồi tệ mà không biết cách để ngăn cản", bản báo cáo y khoa cho biết.


Xem thêm: Tài xế cứu nữ sinh: Yêu cầu lạ của xe 7 chỗ

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN