Chủ nhật, 19/01/2025 | 12:00
RSS

Vì đâu Nga liên tục tăng cường lữ đoàn tên lửa, sẵn sàng lên nòng sát biên giới Trung Quốc?

Chủ nhật, 16/07/2017, 08:05 (GMT+7)

Quân khu miền Đông của Nga (gần biên giới Trung Quốc) đang được biến chế nhiều lữ đoàn tên lửa Iskander-M hơn bất cứ quân khu nào khác.

Tạp chí Diplomat cho biết đầu tháng 6, truyền thông Nga đưa tin, thêm một lữ đoàn tên lửa mặt đất ở Quân khu phía Đông được nhận tên lửa Iskander-M, một trong những vũ khí chiến thuật - chiến dịch đáng sợ nhất của Nga.

Lữ đoàn tên lửa số 3, thuộc quân đoàn 29 đóng quân ở Quân khu phía Đông. Các tên lửa Iskander-M sẽ thay thế cho tên lửa đạn đạo chiến thuật cũ 9K79-1 Tochka-U. Đây là lữ đoàn thứ 4 quân khu này được tái trang bị với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Việc tái trang bị là một phần trong kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga nhằm thay thế hoàn toàn tên lửa 9K79-1 vào năm 2020. Hiện tại, Quân khu phía Đông là nơi có nhiều đơn vị tên lửa chiến thuật Iskander-M nhất trong số 4 quân khu chiến lược của Nga gồm Quân khu phía Tây, phía Nam và Trung tâm.

Tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander-M của Nga. Ảnh: Russian Military Photo

Tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander-M của Nga. Ảnh: Russian Military Photo

Những quân khu khác chỉ có 2 lữ đoàn tên lửa Iskander. Việc Nga "ưu ái" tới 4 lữ đoàn tên lửa cho Quân khu phía Đông khiến giới phân tích đặt nhiều câu hỏi về mục đích của việc triển khai này.

Trước hết cần thấy rằng, nhiệm vụ chính của các lữ Iskander-M đang triển khai ở Quân khu miền Tây chủ yếu nhằm đối phó với các lực lượng Mỹ và đồng minh bố trí tại Baltic và Ba Lan. Vậy nên, các hệ thống đặt tại Quân khu miền Đông dường như để phục vụ một mục đích khác: tăng cường khả năng răn đe, cả hạt nhân và thông thường, của Nga đối với Trung Quốc

Điểm đáng lưu ý là, hai lữ đoàn tên lửa Iskander-M ở viễn Đông Nga, lữ số 107 và 20, đóng tại Khu tự trị Do Thái và Primorsky Krai đều là hai khu vực tiếp giáp Trung Quốc.

Tên lửa Iskander được kích hoạt. Ảnh: Army Recognition

Tên lửa Iskander được kích hoạt. Ảnh: Army Recognition

Primorsky Krai còn có cả 17 km biên giới đất liền giáp với Triều Tiên. Điều đó chứng tỏ mục đích chính của 2 lữ đoàn tên lửa này là nhằm kiềm chế Trung Quốc và đối phó với những bất ổn trên Bán đảo Triều Tiên.

Vị trí đứng chân của hai lữ đoàn tên lửa Iskander-M khác trực thuộc Quân khu miền Đông cũng đều chĩa hướng ngắm vào Trung Quốc. Lữ đoàn Tên lửa số 103 đóng tại Cộng hòa Buryatia thuộc Nga, tiếp giáp với Mông Cổ, còn lữ đoàn tên lửa mới thành lập số 3 thì đóng tại Gorny, Zabaykalsky Krai - vùng có đường biên giới giáp với khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.

Mặc dù Nga luôn rất cẩn trọng, tránh đề cập trực diện đến những quan ngại từ Trung Quốc thì vẫn hiện hữu những ví dụ sinh động minh chứng cho mối lo lắng của Moscow về sức mạnh quân sự đang gia tăng của quốc gia láng giềng: đó chính là các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở Quân khu miền Đông.

Tàu chiến và tàu ngầm Nga bắn một loạt tên lửa vào Syria 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN