Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:15
RSS

Véo tai trẻ, hình phạt nguy hiểm tính mạng nhưng rất nhiều mẹ Việt đang sử dụng

Thứ hai, 19/12/2016, 20:50 (GMT+7)

Nhiều bà mẹ, thậm chí cô giáo mầm non vẫn hay phạt trẻ bằng hình thức véo tai. Tuy nhiên, khi biết thông tin này chắc chắn sẽ giật mình và không khỏi ân hận.

Vùng tai là nơi tập hợp rất nhiều dây thần kinh, bao gồm thần kinh tai lớn, thần kinh chẩm nhỏ, thần kinh phế vị… 

Tai của trẻ tập trung rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm

Khi có một lực tác động lên phần ngoài của tai sẽ có cảm giác vô cùng đau đơn. Cảm giác đau này sẽ nhanh chóng lan vào phần trong bởi ở tai tập trung rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Cơn đau này có thể dẫn đến hiện tượng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thở dốc và thậm chí bị ngất, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hơn nữa, tai là bộ phận nối liền giữa não và tủy sống. Da và thịt ở phần tai rất mỏng, nếu bị va đập mạnh có thể làm tổn thương đến não bộ, dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, nếu tai bị tác động mạnh sẽ gây nên rách màng nhĩ, chảy máu trong tai, đau tai, ù tai, cuối cùng là điếc. Đôi khi còn dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là gãy xương thái dương, chảy dịch não tủy, gây hôn mê, co giật, chấn động não, nghiêm trọng là dẫn đến tử vong.

Mẹ không nên ngoáy vào phần trong tai của trẻ nhiều sẽ không tốt

Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ, thậm chí cô giáo mầm non cũng dùng hình thức véo vào tai trẻ khi trẻ hư. Tuy nhiên, đây là một hình phạt cực kỳ nguy hiểm, là hành động sai lầm của người lớn phải dừng lại ngay lập tức.

Thậm chí, chỉ cần một tác động lựa vào má mạnh cũng khiến tai bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ, mẹ chú ý không lấy ráy tai thường xuyên cho trẻ, hạn chế tối đa để nước vào tai trẻ, đặc biệt trẻ nhỏ không nên nghe nhạc bằng tai phone.

An Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Từ việc Bệnh viện Đa khoa Lai Châu tiếp nhận 20 trẻ nhập viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng cảnh báo về loại hoá chất này.