Bia Quốc học Huế Huế (xây dựng năm 1920) còn được biết đến với tên Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong, được xây dựng để tượng niệm những binh sĩ người Việt và người Pháp ở Trung kỳ đã ngã xuống trong cuộc chiến Pháp – Đức trong Thế chiến thứ nhất.
Bia Quốc học Huế được khánh thành vào ngày 18/9/1920. Công trình nằm ven bờ Nam của sông Hương, trên đường Lê Lợi, TP. Huế này được đánh giá là một kiến trúc đẹp, hài hòa với môi trường và cảnh quan xung quanh.
Ngày nay, công trình này thường được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện văn hóa – nghệ thuật lớn của Huế. Tuy nhiên, trải qua gần 1 thế kỷ thăng trầm cùng lịch sử, công trình Bia Quốc học Huế đã bị xuống cấp và hư hại nghiêm trọng.
Nhằm bảo tồn công trình giá trị này, cơ quan chức năng đã tiến hành trùng tu Bia Quốc học Huế trong gần 3 tháng với tổng chi phí gần 3 tỷ đồng.
Theo đó, nhiều du khách và người dân phản ánh, sau khi được trùng tu, Bia Quốc học Huế lại mang trên mình vẻ ngoài lạ lẫm, rực rỡ khác hẳn với màu sơn vốn có và không thể hiện đúng giá trị lịch sử của công trình.
Các hoa văn cổ được đắp nổi ở mặt bên của Bia Quốc Học trước khi trùng tu.
Các hoa văn cũ được thay mới (ảnh chụp vào sáng 11/1/2017).
Nền đất dưới chân nền đài bị nứt, sụt lún nghiêm trọng.
Chữ “Thọ” ở mặt chính của Bia bị bong tróc, lộ cả cột gạch bên trong, các dải gạch hoa viền quanh cũng bị rụng gần hết và hình ảnh sau khi trùng tu.
Mặt hổ phù trên phần hồi mái bị bong khảm sành sứ và sau khi được trùng tu.
Trụ biểu cũ và mới.
Cuốn thư trước và sau khi được sửa chữa.
Phần đỉnh bia trước và sau đợt trùng tu công trình.