Thứ bảy, 22/06/2024 | 03:14
RSS

Ưu nhược điểm của các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Thứ bảy, 20/01/2024, 16:23 (GMT+7)

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý có tỷ lệ tái phát cao. Người bệnh có thể cần phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tìm hiểu ưu nhược điểm của các thuốc này.

Rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng
 
MỤC LỤC: 
1. Thuốc ức chế tiết acid thông qua ức chế bơm proton
2. Thuốc ức chế tiết acid thông qua chẹn thụ thể H2
3. Thuốc ức chế tiết acid nhóm Prostaglandins
4. Thuốc ức chế cạnh tranh Kali
5. Nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày
6. Thuốc bao niêm mạc dạ dày
7. Kháng sinh diệt vi khuẩn Hp
8. Sử dụng thuốc Đông y trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
 
Tìm hiểu một số ưu nhược điểm của các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng giúp người bệnh có thông tin khi lựa chọn thuốc, cân nhắc cả lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.
 
1. Thuốc ức chế tiết acid thông qua ức chế bơm proton
 
Đây là các chất ức chế enzyme H+K+-ATPase (còn gọi là thuốc ức chế bơm proton - PPI). Các thuốc điển hình gồm omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, lansoprasol… Enzyme H+K+-ATPase nằm ở màng bài tiết của tế bào thành dạ dày, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết ion H+ tạo ra môi trường acid cho dạ dày. 
 
Những loại thuốc này ức chế quá trình tiết acid và có thời gian tác dụng dài qua đó làm lành vết loét. Thuốc ức chế bơm proton đã thay thế thuốc chẹn H2 trong hầu hết các trường hợp trên lâm sàng vì hiệu quả cao hơn.
 
Lùng dùng các thuốc ức chế bơm proton thường dùng:
 
 
Thuốc Liều Đối tượng đặc biệt
Omeprazol 20 – 40 mg/ngày Xem xét chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan
Lansoprazol 15 – 30 mg/ngày Xem xét chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan
Rabeprazol 20 – 40 mg/ngày Xem xét chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan nặng
Pantoprazole 40 – 80 mg/ngày Xem xét chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan nặng
Esomeprazol 20 – 40 mg/ngày Xem xét chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan nặng
 
Những tác dụng phụ có thể xảy ra:
  • Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (ví dụ: vitamin B12 và magiê) có thể xảy ra
  • Ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột qua đó ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch, góp phần khiến vi khuẩn xấu phát triển quá mức
  • Việc nâng pH dạ dày để làm lành vết loét có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc của các thuốc dùng đồng thời. Ảnh hưởng đến thuốc hóa trị khi điều trị ung thư, làm tăng tỷ lệ tái phát và tử vong ở bệnh nhân ung thư.
  • Tăng nồng độ gastrin, dẫn đến tăng sản tế bào giống tế bào ruột ưa sắc, làm tăng tỷ lệ ung thư khi sử dụng PPI.
 
 
Sử dụng PPI kéo dài có thể dẫn đến loạn khuẩn đường ruột
 
2. Thuốc ức chế tiết acid thông qua chẹn thụ thể H2
 
Sự gắn kết histamin vào thụ thể H2 là một bước trong giai đoạn tiết acid dạ dày. Các thuốc chẹn H2 là nhóm thuốc có tác dụng ức chế cạnh tranh thụ thể H2 qua đó ức chế tiết acid.
 
Đại diện tiêu biểu của các thuốc này là cimetidine, famotidine… Tuy nhiên, hiệu quả của nhóm thuốc này thấp hơn so với PPI, thời gian tác dụng ngắn hơn (cần sử dụng nhiều lần trong ngày – cimetidine 3-4 lần /ngày) và tiềm ẩn nhiều nhược điểm khác nên ít được ưa chuộng như các PPI.
 
Tác dụng phụ có thể xuất hiện:
 
Thuốc chẹn H2 ranitidine đã bị loại bỏ khỏi thị trường ở Hoa Kỳ và ở nhiều quốc gia khác vì nồng độ N-nitrosodimethylamine (NDMA) cao, một chất có thể gây ung thư ở người. Cimetidine và famotidine không chứa NDMA vẫn đang được sử dụng.
 
Cimetidine có nhược điểm là gây tác dụng kháng androgen biểu hiện chứng vú to ở đàn ông (có thể hồi phục khi ngừng thuốc) và có thể gây rối loạn cương dương khi sử dụng kéo dài (ít gặp). 
 
Cimetidine ức chế enzyme chuyển hóa P-450 của gan làm ảnh hưởng quá trình chuyển hóa của các loại thuốc khác qua hệ thống này qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc khác (ví dụ: phenytoin, warfarin, theophylline, diazepam, lidocaine).
 
3. Thuốc ức chế tiết acid nhóm Prostaglandins
 
Misoprostol là đại diện của nhóm này. Thuốc ức chế tiết acid bằng cách giảm sự tạo thành AMP vòng do hoạt động của histamin ở tế bào thành. 
 
Ngoài tác dụng ức chế tiết acid, các dẫn xuất prostaglandin tổng hợp còn có tác dụng tăng lượng máu đến niêm mạc, bảo vệ niêm mạc. Do đó được sử dụng chủ yếu để làm giảm nguy cơ tổn thương dạ dày do thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gây ra ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. 
 
Thuốc không gây ra tác dụng phụ như kém hấp thu vitamin B12, sắt, canxi, magie như PPI khi dùng lâu dài. Tuy nhiên tình trạng đau quặn bụng và tiêu chảy xảy ra ở 30% số bệnh nhân và kém hiệu quả hơn trong việc làm giảm tiết acid dịch vị.
 
Misoprostol là thuốc phá thai mạnh và tuyệt đối chống chỉ định với nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ không sử dụng biện pháp tránh thai.
 
Misoprotol chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai
 
4. Thuốc ức chế cạnh tranh Kali
 
Đây là nhóm thuốc mới trong nhóm thuốc có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày.
 
Chúng có tác dụng bằng cách cạnh tranh kali ở phía bên trong của tế bào thành, gây ra tác dụng ức chế tiết acid nhanh chóng.
 
Đại diện điển hình là vonoprazan, đây được kỳ vọng là nhóm thuốc tiên tiến hơn PPI vì một số đặc điểm:
 
Tác dụng ức chế acid mạnh hơn, nhanh hơn so với PPI do không cần được kích hoạt bởi điều kiện thích hợp, thuốc có tác dụng ức chế tiết acid ngay lập tức.
 
Ít tương tác thuốc hơn so với các PPI.
 
Thời gian tác dụng kéo dài hơn, liều dùng 1 lần/ngày, tiện lợi.
 
Tuy nhiên, hiện vonoprazan chưa có mặt tại Việt Nam Thuốc chủ yếu được sử dụng tại Nhật Bản Hàn Quốc.
 
5. Nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày
 
Các thuốc này trung hòa acid dạ dày và làm giảm hoạt động của pepsin.
 
Thuốc kháng axit có thể cản trở quá trình hấp thụ của các loại thuốc khác (ví dụ: tetracycline, digoxin, sắt).
 
Hiện các thuốc này chỉ được dùng để giảm triệu chứng tức thời. Thuốc trung hòa acid có loại có hấp thu được và không hấp thu.
 
Thuốc trung hòa acid hấp thụ được (ví dụ: natri bicarbonate, canxi cacbonat) cho khả năng trung hòa nhanh chóng nhưng có thể gây ra nhiễm kiềm và chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 ngày.
 
Thuốc trung hòa acid không hấp thụ (ví dụ: nhôm hoặc magiê hydroxit) ít tác dụng phụ hơn nên được dùng phổ biến hơn.
 
Nhôm hydroxyd gây táo bón. Magiê hydroxyd hiệu quả hơn so với nhôm nhưng có thể gây tiêu chảy. Để hạn chế tiêu chảy, một số sản phẩm phối hợp cả 2 hoạt chất này.
 
Magie có thể được hấp thu một lượng nhỏ nên cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân bị bệnh thận.
 
Thuốc trung hòa acid dạ dày chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn
 
6. Thuốc bao niêm mạc dạ dày
 
Sucralfate là một phức hợp sucrose-nhôm tạo thành một hàng rào vật lý trên vùng bị viêm để bảo vệ khỏi sự tấn công của acid, pepsin và muối mật.
 
Sử dụng sucralfate có thể gây ra táo bón ở 3 đến 5% số bệnh nhân. 
 
Sucralfate có thể gắn kết với các loại thuốc khác và làm cản trở quá trình hấp thụ của các loại thuốc đó.
 
7. Kháng sinh diệt vi khuẩn Hp
 
Helicobacter pylori (HP) là tác nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng và có thể là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
 
Việc điều trị Hp hiện nay thường cần phối hợp kháng sinh. Tình trạng gia tăng kháng thuốc khiến tỷ lệ thất bại của các phác đồ diệt Hp đang có xu hướng gia tăng.
 
Một số loại kháng sinh thường có mặt trong phác đồ diệt Hp gồm: amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, Bismuth, levofloxacin, tetracyclin…
 
8. Sử dụng thuốc Đông y trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
 
Các loại thuốc Đông Y ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng vì những ưu điểm như:
 
  • Thuốc Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên, ít tác dụng phụ hơn so với Tây y, đặc biệt khi phải sử dụng kéo dài.
  • Có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, giúp làm lành vết loét, đặc biệt trong trường hợp bệnh mạn tính.
  • Giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hiệu quả.
  • Ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Thuốc Đông y là phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp với các biện pháp điều trị Tây y cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính. Người bệnh có thể kết hợp Đông Tây y để tăng hiệu quả điều trị.
 
Một số loại thuốc Đông y từ các công ty Dược uy tín có bán phổ biến tại các nhà thuốc (ví dụ: thuốc Dạ Dày Nhất Nhất). 
 
Người đang tìm hiểu thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có thể tham khảo thêm thông tin để cân nhắc lựa chọn.
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT

Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon

 

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại