Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:17
RSS

Uống rượu bia bị nôn ra máu là bệnh gì? Phải làm gì để điều trị nhanh, hiệu quả?

Thứ bảy, 15/07/2023, 12:31 (GMT+7)

Nhiều người khi thấy bị nôn ra máu sau khi uống rượu thường tỏ ra hoang mang & lo lắng, không biết liệu có máu trong bãi nôn như vậy thì có sao không? Có là dấu hiệu của bệnh lý gì không? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

I - Nguyên nhân hiện tượng nôn ra máu khi uống rượu

1. Giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nôn ra máu sau khi uống rượu. Tĩnh mạch thực quản là những ống nối cổ họng với dạ dày và cũng là một phần của các mạch máu trong cơ thể, chịu trách nhiệm vận chuyển máu từ hệ thống tiêu hóa đến gan.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch sẽ xảy ra khi gan gặp các vấn đề như xơ gan, viêm gan,.... Khi đó các tĩnh mạch sẽ bị chẹn và tắc nghẽn bởi một vết sẹo hoặc khối máu đông. Tĩnh mạch bị nghẽn sẽ trở nên phình to hơn và có nguy cơ vỡ gây chảy máu, từ đó sẽ khiến trong bãi nôn của người uống rượu có chứa máu.

2. Loét đường tiêu hóa

Viêm loét đường tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng nôn ra máu sau khi uống rượu. Những vết loét hở thường xuất hiện trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột non. Bình thường niêm mạc sẽ được bảo vệ khỏi enzyme và các loại axit tiêu hóa bằng 1 lớp chất nhầy, uống quá nhiều rượu sẽ khiến lớp nhầy này biến mất và làm niêm mạc bị tổn thương, từ đó có thể gây xuất huyết khi nôn.

Nếu bạn thấy máu nôn ra có màu đen, điều đó chứng tỏ máu khi chảy ra trong đường tiêu hóa đã được phân hủy một phần, do đó khi nôn ra ngoài nó sẽ thường có màu bã cà phê hoặc màu đen.

3. Viêm dạ dày

Khi niêm mạc dạ dày bị viêm, nó có thể dễ bị loét hơn. Những vết loét này có thể chảy máu và có thể tạo ra hiện tượng uống rượu bia bị nôn ra máu. Mà việc lạm dụng rượu bia chính luôn được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc dạ dày bị viêm loét.

bị nôn ra máu sau khi uống rượu

4. Các bệnh về gan do rượu bia

Nôn ra máu do các chứng bệnh như xơ gan do rượu hoặc viêm gan do rượu liên quan khá mật thiết tới nguyên nhân giãn tĩnh mạch thực quản. Gan có chức năng phân hủy rượu và nếu người uống quá lạm dụng sẽ khiến gan bị tổn thương. Khi đó nó có thể không lọc được hết chất độc ra khỏi máu, từ đó có thể dẫn đến sự tích tụ chất độc trong cơ thể. Lâu dần có thể khiến gan bị viêm hoặc xơ và khiến gan bị suy giảm chức năng hoạt động.

Những chứng bệnh này có thể gây tăng huyết áp trong các tĩnh mạch mang máu từ hệ thống tiêu hóa đến gan, dẫn đến sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch thực quản.

5. Ung thư

Khi các tế bào ung thư phát triển trong niêm mạc của đường tiêu hóa, chúng có thể làm ảnh hưởng tới các mạch máu, khiến chúng bị chảy máu. Máu có thể trộn lẫn với thức ăn và dịch tiêu hóa trong dạ dày và dẫn đến nôn ra máu khi uống rượu bia

II - Phải làm sao khi uống rượu nôn ra máu?

Nếu chỉ nôn một ít máu có thể không cần đến bệnh viện ngay, nhưng để đảm bảo bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Còn nếu gặp thêm các hiện tượng sau, bạn cần lập tức tới gặp bác sĩ:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Đi ngoài phân đen, hoặc ra nhiều máu có màu cà phê.
  • Mờ mắt, chóng mặt có trường hợp ngất xỉu.
  • Khó thở hoặc thở dốc, hơi thở yếu.

Để điều trị chứng nôn ra máu sau khi uống rượu, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân cơ bản của bệnh, ví dụ khám sức khỏe xét nghiệm máu, nội soi, chụp CT,... Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

uống rượu nôn ra máu cần tới khám bác sĩ

III - Những lưu ý để phòng tránh nôn ra máu sau khi uống rượu

Nếu không thể dừng hẳn, hãy hạn chế tối đa việc uống rượu cũng như dùng các đồ uống có cồn khác. Dưới đây là những biện pháp tránh nôn ra máu lần tới nếu phải uống rượu:

  • Hạn chế tối đa lượng rượu và tần suất uống
  • Hãy ăn gì đó trước khi uống rượu để giảm kích ứng dạ dày và làm chậm quá trình rượu ngấm vào máu.
  • Tránh uống rượu khi đang uống thuốc, đặc biệt nhóm thuốc giảm đau, chống viêm NSAID.
  • Uống từ từ, từng chút một thay vì uống cả ngụm lớn.
  • Uống nước xen kẽ trong lúc uống rượu giúp làm loãng nồng độ cồn trong máu, giúp quá trình đào thải rượu ra ngoài nhanh hơn.
  • Nếu đã uống rượu tránh ăn những đồ gây kích thích dạ dày như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ cay…

Uống rượu ít nhiều đều gây hại cho cơ thể. Vì vậy, trước khi gặp phải tình trạng nguy hiểm như nôn ra máu hãy kịp thời dừng lại hoặc ít nhất hạn chế tối đa sử dụng rượu.

thông tin tư vấn

Ds Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại