Bản chất của gói răn đe chiến lược phi hạt nhân được ghi trong "Kế hoạch chiến thắng" do Tổng thống Volodymyr Zelensky công bố, liên quan đến việc triển khai tên lửa hành trình Tomahawk ở Ukraine.
Không ngạc nhiên khi ý tưởng như vậy đã không nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại Mỹ Nhưng dựa trên bối cảnh đó, nhiều người có thể đặt câu hỏi liệu Tomahawk có giá bao nhiêu, bởi vì nếu không thể nhận được vũ khí này dưới hình thức hỗ trợ hoặc đảm bảo an ninh, thì có lẽ nên thử mua nó.
Đặc biệt, tên lửa Tomahawk đã được xuất khẩu và khách hàng gần nhất là Nhật Bản Vào ngày 18 tháng 1 năm 2024, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố đã ký một thỏa thuận chắc chắn với Hoa Kỳ về việc mua ngay 400 quả Tomahawk và 14 hệ thống điều khiển.
Trong số này, 200 quả đạn thuộc phiên bản Block V tiên tiến nhất và số còn lại thuộc Block IV thế hệ trước, nhưng cả hai đều có tầm bắn lên tới 1.600 km và dành cho tàu mặt nước.
Giá trị cuối cùng của hợp đồng lên tới 1,7 tỷ USD, tức là một tên lửa Tomahawk có giá 4,25 triệu USD. Điều đáng nói thêm ở chỗ Tokyo có thể tự thương lượng mức giá tốt hơn so với giấy phép mua bán được cấp vào tháng 11 năm 2023, vấn đề nữa là thời gian giao hàng kéo dài đến tháng 10 năm 2027.
Tên lửa hành trình Tomahawk là vũ khí mới nhất được Ukraine yêu cầu.
Với thực tế trên, nếu Ukraine cần 1.000 tên lửa Tomahawk, mỗi quả có đầu đạn nặng 450 kg cho khả năng răn đe chiến lược phi hạt nhân thì cần phải chi 4,25 tỷ USD.
Việc bổ sung thêm chi phí cho các bệ phóng mặt đất kiểu Typhon là điều đáng giá bởi mỗi bệ phóng như vậy có thể mang 4 tên lửa, tức là 125 bệ phóng sẽ cung cấp tối đa hai loạt đạn, mỗi loạt 500 tên lửa. Nhưng Typhon vẫn chưa được xuất khẩu nên rất khó để ước tính giá trị của nó.
Cuối cùng, dù sao thì đó cũng là một thương vụ trị giá hàng tỷ đô la, bởi vì một dòng chi phí khác sẽ là việc bảo trì những tên lửa này. Nhưng bên cạnh chi phí, còn có một rào cản khác.
Tên lửa Tomahawk được bán, nhưng không phải cho tất cả mọi người. Trong suốt thời gian tồn tại kể từ năm 1983, quốc gia sử dụng duy nhất ngoài Hoa Kỳ là Vương quốc Anh.
Tới năm 2023, chỉ có hai quốc gia được phép mua chúng - Nhật Bản và Australia. Mới đây Hà Lan tuyên bố mong muốn mua những tên lửa này bằng bất cứ giá nào, nhưng họ thậm chí còn chưa nhận được sự cho phép. Tình hình với loại vũ khí này có phần phức tạp hơn việc chỉ trả tiền theo bảng giá.
Đó là lý do tại sao một trong số ít lựa chọn thay thế là độc lập phát triển tên lửa hành trình tầm xa hoặc tham gia vào một dự án chung. Lựa chọn cuối cùng cho các nước châu Âu là tên lửa Land Cruise của MDBA - một dự án tập thể do Đức khởi xướng.