- Nguồn đáp án: Giáo viên Nguyễn Phi Hùng -
Phần I (7.0 điểm)
Câu 1.
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh)
Câu 2.
- Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.
- Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa.
- Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.
Câu 3.
Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Câu 4.
Yêu cầu:
• Về mặt hình thức:
- Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu.
- Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán.
• Nội dung:
Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh:
- Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Câu hát căng buồm với gió khơi.
- Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
- Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
Phần II (3.0 điểm)
Câu 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ.
- Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước.
- Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên.
Câu 2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.
Câu 3.
Yêu cầu:
• Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi.
• Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể.
- Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người.
- “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội.
- Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực(dẫn chứng).
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Phần I. ( 4 điểm)
Câu 1:
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.
– Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.
Câu 2:
Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Tây. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.
Câu 3:
Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:
– Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
– Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
– Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.
Phần II. ( 6 điểm)
Câu 1:
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa (0,5 điểm)
– Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.
– Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.
Câu 2:
Nạn đói 1945 (1,5 điểm)
-Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói.
– Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi” có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói.
Câu 3:
Viết đoạn văn (3,5 điểm)
Học sinh trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về đoạn thơ theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
– Về nội dung:
Tình bà cháu sâu nặng vượt trên cả khoảng cách không gian (“cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi), khoảng cách thời gian (người cháu đã khôn lớn, trưởng thành), vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống (cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi). Nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu.
– Về hình thức:
Học sinh viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch, với dung lượng phù hợp với yêu cầu đề bài (khoảng 12 câu). Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, logic.
+ Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép nối để liên kết câu (gạch chân)
Câu 4:
Liên hệ bài thơ khác cùng chủ đề tình bà cháu (0,5 điểm)
Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Phần I (4 điểm)
Câu 1: Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”
Câu 2: Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)
Cách miêu tả gợi cho ta hình ảnh một gia đình tràn đầy hạnh phúc với những “tiếng nói”, “tiếng cười”; cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha, của mẹ. Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút, mừng vui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ.
Câu 3: Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)
* Hình thức: Học sinh có thể trình bày nội dung trả lời bằng một (hoặc một số) đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu).
* Nội dung: Học sinh có thể triển khai đoạn văn theo các hướng khác nhau, song cần đảm bảo một số nội dung chính:
- Giải thích ý kiến: Tình yêu thương là một trong những tình cảm đẹp đẽ, ấm áp thể hiện qua sự quan tâm, tình yêu mến, qua từng lời nói, cử chỉ, việc làm cụ thể với những người mà ta yêu quý. Được sống trong tình yêu thương của mọi người chính là một niềm hạnh phúc của mỗi người.
- Bình luận, chứng minh:
+ Khẳng định ý kiến trên là chính xác.
Với tình yêu thương, con người tìm được mục đích sống, động lực mạnh mẽ, niềm an ủi, nguồn động viên khi gặp khó khăn thử thách, được sẻ chia niềm vui trong công việc và cuộc sống ...
Không có tình yêu thương, mỗi con người sống trong sự cô đơn, lạnh lùng, vô cảm. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo, dễ gục ngã trước những khó khăn, cám dỗ trong cuộc đời ...
+ Bàn luận mở rộng:
Tình yêu thương chân thành phải được thể hiện qua những hành động, lời nói cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Tình yêu thương cần phải được thể hiện đúng cách, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng để mỗi con người không trở nên dựa dẫm, ỷ lại.
- Bài học rút ra cho bản thân.
Phần II (6 điểm)
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
- Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn: Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Câu 2:
- Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua việc lặp lại các từ : “nghĩ”, “muốn”, “nhớ”.
- Những kỷ niệm trong dòng cảm xúc của nhân vật:
+ Kỷ niệm gắn với những con người ở làng: Những anh em cùng nhau làm việc, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… phục vụ kháng chiến.
+ Kỷ niệm về những hoạt động, về niềm vui say trong thời kì kháng chiến.
+ Kỷ niệm gắn liền những địa danh cụ thể ở làng kháng chiến: Cái chòi gác đang dựng, những đường hầm bí mật.
Câu 3:
- Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc kiểu câu nghi vấn.
Nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn "Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?" lại là một biểu hiện của tình cảm công dân bởi nó không chỉ gắn với tình cảm về làng, mà đã hoà nhập với tình yêu cách mạng, yêu kháng chiến.
Nhớ về ngôi làng không chỉ nhớ về những hình ảnh quen thuộc, bình yên từ ngàn đời, mà còn nhớ về hình ảnh cái chòi gác biểu tượng cho một làng kháng chiến, biểu tượng cho ý chí, cho quyết tâm đánh giặc của dân làng.
Câu 4:
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng hình thức đoạn văn quy nạp: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
- Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế.
- Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. Diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung chính: Khắc họa thành công hình tượng những người nông dân trong kháng chiến.
- Hình tượng người nông dân được thể hiện tập trung qua nhân vật ông Hai với những phẩm chất tiêu biểu:
+ Người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất được thể hiện qua tình yêu làng tha thiết.
+ Đó cũng là những con người ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm công dân của mình với đất nước, với kháng chiến. Tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước.
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật của nhà văn đạt đến độ điển hình: Từ miêu tả ngôn ngữ, hành động đến tâm lí đều rất tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong những ngày đầu kháng chiến.
Phần I (6.0 điểm)
Câu 1:
Tác giả: Huy Cận . Năm sáng tác: 1958.
Câu 2:
- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: gió, trăng, mây, biển.
- Tác dụng của phép nói quá và những hình ảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ:
+ Nhấn mạnh tầm vóc và vị thế lớn lao, tâm hồn lãng mạn, sự hòa hợp với thiên nhiên…
+ Thể hiện tình cảm của tác giả với người lao động, với thiên nhiên và cuộc sống mới.
Câu 3:
- Ghi chính xác câu thơ trong bài thơ “Răm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
(Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền)
Câu 4:
a. Hình thức:
- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu- Hình thức lập luận: diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).
- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả,...
- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: phép lặp và câu có thành phần phụ chú.
b. Nội dung:
- Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng của bình minh trên biển Hạ Long.
- Chi tiết:
+ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên để làm việc và cống hiến. Hình ảnh đó làm nổi lên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển Hạ Long.
+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Tiếng “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, từ “xoăn tay” thể hiện tư thế chắc khỏe, cường tráng của người lao động; tư thế ấy đã khẳng định được vị thế của mình trước biển khơi; “chùm cá nặng” là thành quả lao động xứng đáng dành cho họ.
+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” đó là màu sắc của thân cá khiến cho không gian như bừng sáng; gợi sự liên tưởng tới sự giàu có của biển.
+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” là câu thơ chứa hình ảnh đối lập: “lưới xếp” là kết thúc ngày lao động, “buồm lên” là đón chào ngày mới.
+ “Nắng hồng”: là ánh nắng bình minh của ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng; còn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mới, tương lai mới cho đất nước, cho con người.
Phần II (4,0 điểm)
Câu 1:
Hoàn cảnh: sau buổi tiệc ở thủy cung.
Từ “tiên nhân” trong đoạn văn chỉ : người đời trước (cha ông, tổ tiên), Trương Sinh.
Câu 2:
Giải thích được lí do:
- Lời của Phan Lang chạm đến những nỗi niềm sâu kín của Vũ Nương.
- Vũ Nương còn nặng lòng với trần gian, khát khao phục hồi danh dự.
- Nội dung:
+ Hiểu ý niệm về gia đình.
+ Bàn luận xác đáng về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người (là chiếc nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách; là điểm tựa, bến đỗ bình yên, nơi chắp cánh ước mơ…)
+ Có những liên hệ cần thiết và rút ra bài học.
- Hình thức: đảm bảo dung lượng, đúng kiểu văn nghị luận, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý.
Phần I (7,0 điểm)
Câu 1:
HS nêu đúng:
- Thể thơ năm chữ.
- Hai tác phẩm viết theo thể 5 chữ: “Ánh trăng” và “Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 2:
– Giác quan:
+ Khứu giác: hương ổi.
+ Xúc giác: gió se
+ Thị giác: sương chùng chình.
- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.
Câu 3:
Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:
- gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …
- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
Câu 4:
– Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… ) làm sáng tỏ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả:
+ Về thiên nhiên, đất trời.
+ về đời ngời.
- Hình thức:
+ Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả…
+ Đúng đoạn văn tổng-phân-hợp.
+ Sử dụng đúng, gạch dưới 1 câu bị động, 1 thành phần cảm thán.
Phần II (3,0 điểm)
Câu 1:
Phép liên kết: phép nối.
- từ liên kết: “nhưng”
Câu 2:
Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:
+ bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.
+ gồng mình vượt qua.
Câu 3:
– Nội dung:
+ Hiểu được nội dung của ý kiến (vai trò, ý nghĩa của hoàn cảnh khó khăn đối với việc khám phá khả năng của bản thân mỗi người) và bày tỏ chính kiến của cá nhân (đồng ý/không đồng ý)
+ Bàn luận xác đáng, thuyết phục về nội dung ý kiến theo quan điểm của cá nhân.
+ có những liên hệ và rút ra bài học cần thiết.
- Hình thức: Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý…