Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:45
RSS

Từ vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, Hà Nội: Làm gì bảo đảm an toàn cho trẻ khi cha mẹ vắng nhà?

Thứ ba, 11/07/2023, 13:09 (GMT+7)

Từ vụ cháy xảy ra trong ngôi nhà cao tầng ở ngõ Thổ Quan, Hà Nội, khiến 3 người tử vong, đại tá, PGS.TS Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Phòng cháy Chữa cháy đã đưa ra những cảnh báo nguy cơ cháy nổ khi cha mẹ vắng nhà.

Từ vụ cháy ở ngõ Thổ Quan gây chết người: Cảnh báo nguy cơ cháy nổ khi cha mẹ vắng nhà 

Mới đây, một vụ hoả hoạn xảy ra tại ngôi nhà 6 tầng ở ngõ Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội khiến 3 người cùng gia đình tử vong, trong đó có 2 trẻ nhỏ khiến nhiều người không khỏi đau xót.

Theo thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra hoả hoạn vợ chồng chủ nhà là anh Nguyễn Văn Kế (SN 1985) và vợ là chị Dương Thị Quyên (SN 1986) đang đi lễ ở Nghệ An. Trong nhà có 2 con là Nguyễn Quang M. (SN 2010) và Nguyễn Phương U. (SN 2012) và cháu ruột của chị Q. tên Dương Thị D. (SN 2004, ở xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) lên chơi.

Người thân cho hay, thi thể hai cháu M. và P. được phát hiện trong nhà vệ sinh tầng 4. Nạn nhân Dương Thị D. ở trên giường. Thời điểm phát hiện vụ cháy nhiều người dân đã phát hiện hô hoán đồng thời báo công an đến hiện trường phá cửa dập lửa nhưng đã quá muộn.

Trao đổi với PV Dân Việt, đại tá, PGS.TS Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Phòng cháy Chữa cháy cho biết, nhiều vụ việc hoả hoạn đã để lại những hậu quả hết sức đau lòng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Từ vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, Hà Nội: Làm gì bảo đảm an toàn cho trẻ khi cha mẹ vắng nhà?

Nhà ống thường khó thoát ra ngoài trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Ảnh: Gia Khiêm

"Đây là sự việc hết sức đau buồn, không ai mong muốn. Vụ hoả hoạn ở ngõ Thổ Quan xảy ra lúc sáng sớm, khi phát hiện vụ việc thì đã cháy lớn rồi. Dù nguyên nhân cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ nhưng theo tôi phán đoán chắc do nguồn điện. Khi xảy ra vụ cháy, có cháu gái lớn 19 tuổi nhưng mới đến giúp cô chú trông nhà, hai con chủ nhà lại còn nhỏ tuổi nên không hiểu biết hết đặc điểm của ngôi nhà, ứng xử thế nào đảm bảo an toàn...", đại tá Xiêm chia sẻ,

Đại tá Xiêm cho rằng, chắc chắn các cháu chưa được người lớn trong gia đình chỉ, hướng dẫn khi xảy tình huống nguy hiểm nên xử lý thế nào. Trước khi vắng nhà nhiều ngày, bố mẹ phải dặn nhỡ xảy ra tình huống khẩn cấp nên làm thế nào nhưng chắc gia đình chủ quan. 

Từ vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, Hà Nội: Làm gì bảo đảm an toàn cho trẻ khi cha mẹ vắng nhà?

Người thân đau buồn trong đám tang các nạn nhân xấu số. Ảnh: Gia Khiêm

"Đa số sự cố cháy xảy ra trước hết các gia đình đều chủ quan khi nghĩ rằng nhà bê tông không xảy ra gì. Tuy nhiên, trong mỗi gia đình đều có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đào tạo học viên làm nail chứa nhiều vật dụng dễ cháy là sơn móng tay, móng chân, hoá chất... là nguồn chất cháy. Nguồn điện nếu không quản lý, giám sát kiểm tra mức độ an toàn thường xuyên cũng là nguy cơ gây cháy", đại tá Xiêm phân tích. 

Từ vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, Hà Nội: Làm gì bảo đảm an toàn cho trẻ khi cha mẹ vắng nhà?

Nhiều gia đình làm "chuồng cọp" kiên cố ở các con ngõ ở phố Triều Khúc, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm

Nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Phòng cháy Chữa cháy cũng phân tích thêm, theo thống kê Hà Nội có khoảng hơn 500.000 ngôi nhà ống. Đây là một tỉ lệ khá cao khi đa phần các ngôi nhà này thường kết hợp ở với kinh doanh dịch vụ, có nhà bán hàng tạp hoá… 

"Nhà ống thường có đặc điểm đó là lối thoát phía trước, lối khác có ban công cửa kính nhưng thường được bịt rất kín bằng hệ thống khung sắt kiên cố. Khi xảy ra cháy thường bắt nguồn từ tầng 1 rồi lan lên trên khiến nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ khó thoát ra ngoài. 

Việc các ngôi nhà ống kết hợp ở với kinh doanh dịch vụ thường hết sức nguy hiểm vì phải tăng cường hệ thống chiếu sáng. Sử dụng các thiết bị điện dù nhỏ nhưng cắm nhiều thiết bị điện, quên rút ổ cắm lâu ngày gây chập điện, không lường hết tình huống xảy ra", đại tá Xiêm nhấn mạnh.

Gia đình, trẻ nhỏ cần làm gì khi xảy ra cháy?

Để tránh những sự việc đau lòng có thể xảy ra, đại tá Xiêm khuyến cáo các gia đình đặc biệt trẻ nhỏ không dùng các nguồn điện phải rút phích cắm. Sau một thời gian sử dụng phải kiểm tra, thay thế các thiết bị điện có dấu hiệu xuống cấp để tránh chập cháy…

Từ vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, Hà Nội: Làm gì bảo đảm an toàn cho trẻ khi cha mẹ vắng nhà?

Từ vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, Hà Nội: Làm gì bảo đảm an toàn cho trẻ khi cha mẹ vắng nhà?

Nhiều người chia sẻ nỗi đau mất mát với người thân nạn nhân. Ảnh: Gia Khiêm

"Loại trừ nguồn điện cũng giúp nâng mức độ an toàn của gia đình lên. Đặc biệt trong trường hợp nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, các gia đình thường thắp hương thờ thần tài. Nhiều khi mọi người không rút chân hương mà để lại rất nhiều vì nghĩ đó là 'lộc'. 

Tôi cho rằng chúng ta phải thường xuyên tỉa bớt chân hương đi, tâm linh đừng quá nặng nề cũng sẽ bớt đi nguy cơ. Tại khu vực bếp nấu phải tăng cường giám sát. Tại các khu vực có ổ điện tránh các vật dụng dễ cháy", đại tá Xiêm lưu ý. 

Các trường học cũng cần tăng cường có những khoá học kỹ năng cho trẻ, đưa ra ứng xử an toàn, trang bị kiến thức để các em nhận thức, hiểu biết, phòng ngừa cháy nổ. 

"Thời gian gần đây, Bộ Công an, Phòng cảnh sát PCCC Hà Nội… đặc biệt tăng cường hướng dẫn tuyên truyền cũng đã rất nhiều, tuyên truyền sự nguy hiểm của nhà ở, nhà ở kết hợp với kinh doanh để mọi người có ứng xử an toàn. 

Một yêu cầu bắt buộc gia đình trang bị bình bột chữa cháy. Việc này tôi cho rằng rất cần thiết nhất là sau những vụ cháy gây thiệt hại lớn về người cũng như tài sản", đại tá Xiêm nói thêm.

Gia Khiêm
Theo Báo Dân Việt