Thứ sáu, 19/04/2024 | 17:44
RSS

Những câu chuyện rùng rợn minh chứng người cá là... có thật?

Thứ hai, 28/11/2016, 17:28 (GMT+7)

Phần lớn ý kiến cho rằng nàng tiên cá đơn thuần chỉ là nhân vật hư cấu truyện cổ tích tạo nên. Tuy nhiên, trên thế giới xuất hiện nhiều bằng chứng chứng minh nàng tiên cá là có thật.

Từ xác ướp người cá FeeJee từ năm 1738...

Năm 1738, tờ nhật báo London của Anh đã đăng tải một bức ảnh gây sốc chứng minh rằng người cá thực sự tồn tại. Đó là tấm ảnh một mỹ nhân ngư tên FeeJee có thân hình nhỏ bé, được tìm thấy tại bờ biển Hebrides nhưng nàng bị ném đá tới chết do tưởng nhầm là quái thai,

Sau đó, nàng đã được mai táng cẩn thận. Người dân trong làng cũng ra sức bảo vệ sự tích người cá này, bất cứ ai tỏ ý ngờ vực, họ sẵn sàng thề độc để minh chứng rằng đó là câu chuyện hoàn toàn có thật.

Hiện Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Peabody của Đại học Harvard vẫn còn lưu giữ một phiên bản của FeeJee. 

FeeJee là một hiện tượng khiến các nhà khoa học thời đó đau đầu vì không thể lý giải nổi được sự tồn tại của sinh vật kỳ quái này. Hình ảnh của sinh vật này vẫn tiếp tục được lan truyền trên các mặt báo.

Sau đó, các nhà khoa học chứng minh, FeeJee còn được gọi là "cá khỉ" bởi xác ướp kỳ quái này có thân trên là của khỉ, nửa mình dưới là của cá.

Hình ảnh của FeeJee vẫn tiếp tục được lan truyền trên các mặt báo với những khẳng định như “Người cá trở lại”, “Người cá không còn là truyền thuyết”…

Hình ảnh của FeeJee được lan truyền trên các mặt báo với nội dung “Người cá không còn là truyền thuyết". Ảnh: Internet

"Xác ướp này có 60% là xương người ở nửa trên và 40% nửa dưới là xương cá", Juanita Hollis, chuyên gia tại trường đại học Cambridge, Anh cho biết. Chính khẳng định này khiến người ta có cơ sở để tin tưởng hơn vào sự tồn tại của người cá.

Năm 2011, một nhóm nghiên cứu từ Đại học St George đã đưa ra một kết luận khiến giới khoa học sững sờ khi khẳng định FeeJee thực chất chỉ là một trò lừa bịp. Đó là một sản phẩm cấy ghép tinh vi giữa mình khỉ và đuôi cá.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ tiên tiến đề điều tra kỹ lưỡng cấu tạo của loài cá khỉ này. Tháng 3/2011, họ đã chụp X-quang mẫu xác ướp cá khỉ tại viện Bảo tàng Horniman.

James Moffatt, tiến sĩ sinh lí học tại trường St George đưa ra kết quả đầy bất ngờ: “Chúng tôi đã sử dụng công nghệ hiện đại như máy CT scan, máy X-quang, kính hiển vi và máy in 3D để tiến hành xét nghiệm.

Kết quả, xác ướp cá khỉ thực chất được làm từ giấy, lá cây, dây sắt, đất sét, các mẩu xương cá và chân gà. Không có một dấu vết nào liên quan tới khỉ”.

...Tới bàn tay người cá năm 2013

Một đoạn video ghi lại hình ảnh nàng tiên cá có gương mặt đáng sợ xuất hiện dưới lòng biển Greenland đã khiến cư dân mạng xôn xao. Đoạn video được quay vào ngày 6/3/2013.

Lúc đó, hai thủy thủ đang chăm chú làm việc, một thủy thủ đeo kính đã dùng máy quay ghi lại hình ảnh dưới lòng đại dương xung quanh tàu ngầm. Đột nhiên, một bàn tay màu trắng đặt lên tấm kính phía sau người quay phim

Bàn tay nàng tiên cá ở lòng biển Greenland

Bàn tay nàng tiên cá ở lòng biển Greenland. Ảnh: Internet

Bàn tay đó có 5 ngón thì 4 ngón tay dính liền với nhau bằng lớp màng giống như màng chân vịt. Khi người thủy thủ quay lại, anh chỉ thấy một nàng tiên cá với dung nhan đáng sợ lướt qua.

Cư dân mạng sau khi xem video phần lớn cho rằng hình ảnh bàn tay đó chỉ là một trò đùa của ai đó chứ chưa đủ thuyết phục rằng sinh vật "nửa người nửa cá" kia là có thật.

Trước đây, vào năm 2012, kênh truyền hình Animal Planet phát sóng một chương trình chỉ ra những bằng chứng cho thấy Nàng tiên cá là có thật.

Chương trình này xuất hiện như một bộ phim tài liệu hoàn chỉnh, với các cuộc phỏng vấn "nhà khoa học, chuyên gia" phân tích, đánh giá sự tồn tại của sinh vật "nửa người nửa cá" này.

Tuy nhiên, Cục Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Hoa Kỳ (NOAA) đã chính thức lên tiếng và đăng một tuyên bố trên trang web của mình tố cáo sự không chính xác trong chương trình của Animal Planet. Và những "nhà khoa học" đó là những diễn viên được trả tiền theo yêu cầu.

Theo họ, nhiều lời đồn đại và không ít bằng chứng trong quá khứ làm cho người cá trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của đại dương. 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus