Chủ nhật, 19/01/2025 | 04:00
RSS

Trước Hà Nội, Nhật Bản đã rung chuông đêm giao thừa từ lâu

Thứ ba, 03/01/2017, 18:53 (GMT+7)

Hà Nội sẽ rung chuông thay bắn pháo hoa đêm giao thừa từ năm nay. Trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia có phong tục rung chuông đêm giao thừa từ rất lâu đời.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa – thể thao Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đồng thời có văn bản khuyến cáo các nhờ thờ, đình, đền, chùa rung chuông cùng lúc để tạo sự cộng hưởng thông báo với người dân, du khách thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới.

Trước Hà Nội, rung chuông đêm giao thừa cũng là tục lệ năm mới của Nhật Bản từ rất lâu đời. Đúng thời khắc chuyển giao sang năm mới, chuông tại tất cả các đền, chùa trên toàn nước Nhật sẽ đồng loạt điểm 108 tiếng theo truyền thống.

Rung chuông đêm giao thừa đã trở thành phong tục truyền thống ở Nhật Bản. Ảnh: Internet

Theo đó, đêm giao thừa, người Nhật cùng nhau ăn bữa cơm "tất niên", bữa ăn đông đủ này được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trong năm. Các thành viên gia đình cùng trò chuyện, ôn lại kỷ niệm của năm cũ, chia sẻ dự định, kế hoạch năm mới.

Kết thúc bữa cơm tất niên, nhiều người sẽ đến các đền, chùa gần nhà để đón giao thừa để thực hiện nghi lễ Ninenmairi. Ninen có nghĩa là 2 năm, còn Mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện.

Ở khắp Nhật Bản, các đền thờ Shinto chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này, chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật đồng loạt cất tiếng.

Đối với người Nhật, đi lễ chùa và lắng nghe tiếng chuông linh thiêng là việc làm không thể thiếu trong đêm giao thừa. Ảnh: Internet

Đối với người Nhật, đi lễ chùa và lắng nghe tiếng chuông linh thiêng là việc làm không thể thiếu trong đêm giao thừa. Ảnh: Internet

Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh như tiếng cồng. Tiếng chuông vang lên 108 lần để xua đi 108 ham muốn trần tục khiến con người phải khổ sở, theo như lời răn của đạo Phật.

Âm thanh sâu và trầm của tiếng chuông vang đi hàng vạn dặm qua bầu không khí đêm khô và lạnh, thông báo năm cũ đã kết thúc và chào mừng năm mới. 

Ngoài ra, người Nhật còn đợi đến lượt mình để rung chuông và cầu xin may mắn trong đền. Sau đó mua những tấm bùa cầu may từ những miko (nhà sư giữ đền) mang tên omamori, hamayda, kamifuda hoặc ema.
 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

"Bức thư mà em đang viết đây thực sự là bức thư được viết bằng nét mực nhòe, trộn với nước mắt của em. Em viết bức thư này gửi chị với sự tiếc thương anh Trọng, người đã khuất và với sự quan tâm lo lắng cho chị…", trích thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith.