Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trứng vịt lộn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng... Ngoài ra, mỗi quả trứng vịt lộn còn chứa rất nhiều vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin C…
Dù trứng vịt lộn bổ dưỡng như vậy xong nhiều chuyên gia nhận định loại thực phẩm này "Nếu ăn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm nhưng nếu dùng sai thì cũng gây hại sức khỏe không kém".
Bệnh nhân gan
Khi mắc bệnh, chức năng sàng lọc chất độc hại của gan giảm sút, lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến gan phải hoạt động quá sức dẫn đến suy gan rất nhanh. Ngoài ra, hột vịt lộn còn khiến bệnh nhân gan dễ đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng nhanh.
Bệnh nhân gout
Trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein, vì thế nếu người bị bệnh gout ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng lượng protein trong máu, điều này thật sự không tốt cho người có bệnh gout.
Người bệnh thận
Người yếu thận sẽ yếu cả quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Việc ăn trứng lộn có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng cao khiến thận bị tổn thương, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
Người bị sốt
Chúng ta đều nghĩ rằng việc tẩm bổ bằng trứng vịt lộn trong lúc ốm sẽ khiến cho cơ thể nhanh hồi phục hơn. Xong thực tế, protein trong trứng vịt lộn khi đi vào cơ thể sẽ bị phân hủy, sinh ra lượng nhiệt cao hơn 30% so với bình thường, từ đó khiến nhiệt độ của người đang sốt cao hơn, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Người mẫn cảm với protein
Thành phần protein trong trứng lộn và trứng nói chung có tính kháng nguyên nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày gây đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người mẫn cảm với protein không nên ăn nhiều trứng.
Người vừa sinh con
Sở dĩ sản phụ vừa sinh con không nên ăn trứng vịt lộn là vì trong loại thực phẩm này có chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Lời khuyên của bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1-2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.
Những lưu ý quan trọng khi ăn trứng vịt lộn
Ăn trứng vịt lộn nên ăn cùng rau răm và gừng
Ăn cùng rau răm và gừng
Trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, sáng mắt. Rau răm còn có tác dụng chữa thiếu máu, trừ giun sán, làm lành vết thương… Tuy nhiên, ăn rau răm thường xuyên sẽ làm giảm ham muốn tình dục cả ở phụ nữ và nam giới.
Ngoài ra, bạn nên ăn trứng vịt lộn cùng gừng và hạt tiêu để chống lạnh bụng, đầy hơi, chậm tiêu hóa. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi.
Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm
Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn
Theo thói quen có nhiều người sau khi ăn xong trứng vịt lộn sẽ uống ngay một tách trà để làm sạch và thơm miệng, thế nhưng trong lá trà lại có chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein trong trứng sẽ gây khó tiêu hóa do nhu động ruột.
Trứng vịt lộn có thể làm tăng cân
Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân và sẽ không tốt cho những ai đang muốn giảm cân.