Lá lốt đặc biệt có tác dụng trong việc chữa thấp khớp, đau nhức xương
Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mưa nhiều, lạnh, rét, người bị bệnh về xương khớp hay bị đau, nhức, tê buốt, cứng khớp đặc biệt là ở người cao tuổi.
Lý giải về điều này, các chuyên gia về lĩnh xương khớp cho hay, vào mùa đông, khi nhiệt độ thấp hơn 20 độ, không khí lạnh sẽ thâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông khiến các mạch máu bị co lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lưu thông đến các xương khớp; sụn khớp và các màng hoạt dịch sẽ bị kích ứng, từ đó xương khớp bị đau nhức.
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, những người đau nhức xương khớp nên thường xuyên bổ sung các món ăn từ lá lốt bởi điều này rất tốt cho việc giảm đau và chữa bệnh.
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn, giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh...
Còn theo các kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt chứa nhiều tinh dầu, piperin, piperidin… Đây là những chất có tác dụng kháng sinh và chống viêm hiệu quả, giúp phòng và điều trị nhiều loại bệnh. Do đó sử dụng để ứng phó với chứng tê thấp, đau nhức xương khớp được coi là phương án cực hữu hiệu.
Trong nhà có lá lốt, đau nhức xương khớp đến mấy cũng không sợ
5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.
Hoặc lá lốt 15g, rễ bưởi bung 15g, cỏ xước 15g. Phơi khô, rửa sạch, sao và sắc đặc rồi uống trong ngày.
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Ngoài ra, lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân. Bên cạnh đó, có thể thường xuyên dùng các món canh lá lốt nấu với thịt, cá cũng có thể giảm đau nhức xương khớp.
Lưu ý: Lá lốt là thuốc nên cần sử dụng đúng liều lượng, nếu lạm dụng có thể sẽ rất nguy hiểm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng lá lốt.
Lưu ý những người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón (biểu hiện lợi hàm sưng đỏ; lưỡi khô; môi nẻ; đi tiêu khó khăn, nóng bức trong người…) thì không nên dùng lá lốt vì bệnh có thể nặng hơn.