Thứ bảy, 18/01/2025 | 18:11
RSS

Triệu chứng táo bón ở người lớn & cách chữa trị

Thứ sáu, 01/12/2023, 06:39 (GMT+7)

Táo bón tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu bệnh để kéo dài sẽ gây tổn hại đến đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Táo bón ở người lớn nếu để lâu sẽ dễ bị chuyển sang các biến chứng như trĩ, rách niêm mạc hay nứt kẽ hậu môn... Cùng tìm hiểu về các triệu chứng táo bón ở người lớn để phòng ngừa và chữa trị b

I. Táo bón là gì?

Táo bón là một hiện tượng bệnh lý về đường tiêu hóa khiến việc đi ngoài gặp khó khăn phải rặn nhiều, mất thời gian lâu phân mới thoát được ra ngoài, khô cứng phân hoặc không đi đại tiện được hoặc phải nhiều ngày mới đi đại tiện được một lần.

Đây là một trong những bệnh rối loạn đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Số liệu báo cáo từ nhiều khảo sát ở Việt Nam cho kết quả trong 3 tháng tỷ lệ trung bình ở người lớn cứ 5 người thì trong đó có 1 người bị táo bón. Tuy không gây ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng nhưng táo bón gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Thông thường táo bón sẽ diễn ra và hết trong vài ngày. Nếu bị táo bón kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác hoặc dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Triệu chứng táo bón ở người lớn

II. Triệu chứng táo bón ở người lớn

Các triệu chứng táo bón ở người lớn có thể dễ dàng nhận biết được thông qua những đặc điểm sau:

  • Đại tiện khó khăn: Phân cứng và khô hơn bình thường, đại tiện cũng lâu hơn bình thường. Buồn đi nhưng lại không thể đi đại tiện được, mỗi lần đi đều không đi hết phân. Phân cứng khiến khó rặn, thậm chí một số trường hợp phải sử dụng đến tay để tác động lấy phân ra.
  • Tần suất đi đại tiện ít: Thường táo bón ở người lớn sẽ đi ngoài một tuần không quá 3 lần hoặc hơn 3 ngày không đi ngoài được.
  • Đau bụng, co thắt bụng: Đây là triệu chứng chung của táo bón, người bệnh có thể cảm thấy đau bụng và khó chịu ở vùng bụng dưới, âm ỉ đau ở hậu môn. Khi buồn đi ngoài nhưng không đi được, phân vẫn nằm ở trực tràng sẽ khiến bụng tạo ra những cơn co thắt, quặn bụng, bứt rứt vùng thắt lưng...
  • Buồn nôn và nôn mửa: Một số trường hợp bị táo bón, phân nằm mãi trong cơ thể không đào thải được ra ngoài dẫn đến khó chịu, có thể gặp phải triệu chứng nôn mửa và buồn nôn.
Một số triệu chứng táo bón ở người lớn chuyển biến nặng bạn cần lưu tâm đi thăm khám sớm nhất có thể để tránh chuyển sang các biến chứng nguy hiểm: phân rặn ra có kèm lẫn máu, có những cơn đau bụng quặn thắt liên tục, sốt, cân nặng giảm sút, cơ thể suy nhược, mất ngủ, táo bón đi kèm với phân lỏng...

III. Nguyên nhân gây táo bón 

Táo bón ở người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống hoặc ăn kiêng không khoa học: Ăn uống thiếu chất xơ và chất dinh dưỡng làm giảm khả năng tiêu hoá của cơ thể, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, uống nhiều đồ uống có chứa chất kích thích, lười uống nước lọc khiến phân trở nên cứng khô.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Tình trạng ít vận động, lười tập luyện có thể làm giảm khả năng tiêu hoá, đào thải độc tố của cơ thể.
  • Nhịn đi đại tiện: Nhịn đi đại tiện nếu diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn tời tình trạng phân dần dần bị tích trữ, từ đó gây ra chứng táo bón.
  • Rối loạn chức năng nhu động ruột hoặc sàn chậu: Hoạt động kém của nhu động ruột hoặc thoái hóa khối cơ dây chằng của sàn chậu dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của trực tràng và hậu môn, gây ra táo bón.
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa: Một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa có thể gây táo bón như viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, trĩ huyết khối…
  • Chức năng thải độc của cơ thể suy giảm: Nếu như táo bón kéo dài, sử dụng nhiều biện pháp nhưng không cải thiện, thì người bệnh cần xem xét về tình trạng tích độc trong cơ thể, nóng trong gây táo bón. Khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố, táo bón là một trong những biểu hiện hết sức phổ biến.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây táo bón như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc làm giảm axit dạ dày…
  • Một số nguyên nhân khác: thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, tăng canxi trong máu, nhiễm độc chì, stress, bệnh rối loạn thần kinh (Parkinson, chẩn thương đầu...)... cũng làm gia tăng khả năng bị táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón ở người lớn

 

>>> XEM THÊM: Cơ chế đào thải chất độc ra khỏi cơ thể

II. Một số biến chứng của táo bón

Táo bón ở người lớn đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, để diễn ra kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của táo bón ở người lớn:

  • Trĩ: Bị táo bón trong thời gian dài, gây áp lực trên đường tiêu hóa, thường xuyên phải gồng cơ bụng rặn khi đi ngoài khiến búi trĩ to ra và sa xuống gây ra bệnh trĩ. 
  • Tắc ruột: Táo bón lâu ngày không được điều trị khiến phân di chuyển chậm, bị trữ hoặc tắc lại ở đường ruột gây ra tắc ruột, nguy hiểm hơn có thể gây ra thủng ruột.
  • Nứt kẽ hậu môn, rách niêm mạc ống hậu môn: Phân cứng khô dễ cọ làm rách niêm mạc của ống hậu môn. Khi bị táo bón nặng cũng gây ra áp lực lớn trên đại tràng, gây nứt vùng hậu môn gây đau và chảy máu, phân khi đi đại tiện có lẫn máu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Táo bón nặng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu khiến bụng bị chướng to. Nguyên nhân là do phân ứ đọng lâu trong cơ thể tạo môi trường phát triển các loại vi khuẩn lên men.

III. Phòng ngừa táo bón ở người lớn

Để phòng ngừa nguy cơ mắc táo bón cũng như nguy cơ tái phát, theo lời khuyên từ chuyên gia nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước: Cung cấp cho cơ thể đủ lượng chất xơ và nước để giúp tăng độ nhớt, ẩm của phân và làm giảm nhẹ tình trạng táo bón. Cụ thể, tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám và giảm thiểu các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nước ngọt, rượu bia... 
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Việc tập luyện thể thao thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga... cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu triệu chứng táo bón, giúp kích thích hoạt động đường ruột và tăng cường tuần hoàn máu. 
  • Điều trị bệnh liên quan nếu có: Nếu táo bón liên quan đến bệnh lý nào đó, việc điều trị bệnh cơ bản cũng là một yếu tố quan trọng giúp giảm triệu chứng táo bón từ nguyên nhân gốc.
  • Cân nhắc việc dùng những loại thuốc chứa thành phần gây táo bón: Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và có thể thay đổi loại thuốc khác nếu được.
  • Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh: Người bệnh tuyệt đối không nên nhịn đi đại tiện, tạo thói quen cho bản thân đi ngoài đều đặn mỗi ngày, nên đi đại tiện vào buổi sáng.
  • Cân bằng cảm xúc, hạn chế stress và ngủ đủ giấc: Cân bằng tâm lý, duy trì đời sống tinh thần lành mạnh và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn phòng ngừa và đẩy lùi được bệnh tật.

Điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước phòng ngừa táo bón ở người lớn

>>> XEM THÊM: Thải độc ruột bằng nước muối tại nhà an toàn, đơn giản 

IV. Các phương pháp chữa trị táo bón ở người lớn 

Phương pháp chữa trị táo bón sẽ được dựa trên nguyên nhận gây ra bệnh, bao gồm những biện pháp dưới đây:

1. Chữa trị táo bón tại nhà không dùng thuốc

1.1. Sử dụng nước uống pha mật ong trị táo bón

Các thành phần trong mật ong được chứng minh có tác dụng nhuận tràng, thải độc ruột, kích thích hoạt động của đường tiêu hóa và giúp giảm táo bón.

Nguyên liệu

  • Mật ong: 1 - 2 thìa.
  • Nước ấm: 1 ly.

Cách thực hiện

  • Pha nước mật ong: Hòa mật ong vào nước ấm.
  • Uống đều đặn vào buổi sáng trước khi ăn.

Kiên trì uống trong khoảng 1 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả.

1.2.  Dùng nước ép mận chữa táo bón ở người lớn

Mận chứa nhiều chất xơ và axit tự nhiên có thể kích thích ruột và giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa. 

Cách thực hiện

  • Mận tươi đem rửa sạch, cắt bỏ những phần hư hỏng rồi ép lấy nước uống. 
  • Uống 1 - 2 ly nước ép mận vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ, có thể thêm một ít đường hoặc mật ong cho ngon hơn.

Nước ép mận chữa táo bón ở người lớn

1.3. Cải thiện hệ tiêu hóa, trị táo bón với trà thảo mộc 

Trà thảo mộc là một lựa chọn khác để giúp giảm táo bón ở người lớn một cách tự nhiên và hiệu quả. Các loại thảo mộc như lá senna, táo đỏ, hoa cúc… đều có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp tăng cường chức năng tiêu hoá.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các loại thảo mộc, có thể dùng từng loại riêng lẻ hoặc phối hợp các loại thảo mộc với nhau.
  • Đem rửa sạch rồi cho các loại thảo mộc vào nồi hoặc ấm trà, đổ nước sôi vào và ngâm trong khoảng 5 - 10 phút.
  • Uống 1 - 2 ly trà mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

1.4. Vừng đen kết hợp mật ong trị táo bón

Vừng đen và mật ong có tính năng giúp tiêu hóa và thúc đẩy chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Khi kết hợp với nhau, chúng có thể giúp giải quyết tình trạng táo bón ở người lớn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chén vừng đen và một muỗng mật ong.
  • Vừng đen đem xay trong máy xay hoặc nghiền bằng tay cho đến khi vừng đen nhuyễn và mịn, thêm một muỗng mật ong vào bột vừng đen và trộn đều.
  • Uống hỗn hợp vừng đen và mật ong vào buổi sáng trước bữa ăn sáng. 

1.5. Massage bụng trị táo bón

Massage bụng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để giúp giảm đau bụng và kích thích chuyển hóa thức ăn trong đường tiêu hóa, từ đó giúp giải quyết tình trạng táo bón ở người lớn. 

Cách thực hiện: 

Đầu tiên, người bệnh nên tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái để nằm, có thể chuẩn bị một ít dầu thơm hoặc kem massage để tăng hiệu quả.

Người bệnh bắt đầu massage bụng theo chiều kim đồng hồ bằng cách: Đặt hai tay lên bụng và massage theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ cạnh trên bên phải và kéo xuống bên dưới bên phải của bụng, rồi lại lên cạnh trên bên trái và kéo xuống bên dưới bên trái của bụng. Khoảng 5 - 10 phút lại lặp lại quá trình này.

Thời điểm thích hợp để thực hành massage là sau khi ăn ít nhất khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Massage bụng trị táo bón ở người lớn

2. Chữa trị táo bón bằng thuốc

Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện nhiều sau khi sử dụng các phương pháp trên trong một khoảng thời gian dài hoặc có các triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên được thăm khám. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa trị các triệu chứng táo bón ở người lớn, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia để được tư vấn và chỉ định cụ thể. 

Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng được sử dụng để chữa trị táo bón ở người lớn:

  • Thuốc nhuận tràng: Thuốc này giúp kích thích hoạt động đại tràng và giúp đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Các loại thuốc nhuận tràng thông dụng bao gồm bisacodyl, senna và cascara.
  • Thuốc làm mềm phân: Những thuốc này giúp làm mềm để phân có thể dễ dàng di chuyển qua đường tiêu hóa. Các loại thuốc làm mềm phân thông dụng bao gồm docusate và psyllium.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc này giúp kích thích hoạt động của đại tràng và giúp đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Thuốc bao gồm các dẫn xuất diphenylmethane như bisacodyl, natri picosulfat, anthraquinon…
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Hay còn có tên gọi khác là thuốc muối nhuận tràng, có tác dụng giữ nước trong ruột, nhờ đó mà làm phân mềm hơn và giúp đại tiện đi thường xuyên dễ dàng hơn. Thuốc  thường bao gồm magie hydroxit, magie citrate, natri phốt phát, glycerin và polyethylene glycol.

Người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ và tương tác thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bên cạnh đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định, không nên lạm dụng.

Đặc biệt, các triệu chứng táo bón ở người lớn xuất hiện là một trong những dấu hiệu cho biết cơ thể giải độc kém. Khi cơ thể bị độc tố tích tụ, đại tràng sẽ không thể hoạt động hiệu quả và dễ dàng dẫn đến táo bón. Chính vì vậy, giải độc toàn thân là một phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Người bệnh có thể giải độc cơ thể bằng cách tăng cường sự tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước, vận động thể chất... 

Đặc biệt, sử dụng Viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 nhờ cơ chế kích thích đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, thanh lọc, giải độc toàn thân, từ đó tăng cường chức năng tiêu hóa có thể hỗ trợ trong việc trị táo bón.

Sản phẩm đem đến hiệu quả vượt trội nhờ duy nhất được nghiên cứu và bào chế dựa theo phương thuốc giúp giải độc toàn thân hiệu nghiệm nhất y học cung đình Huế, chỉ để dành chữa trị cho bậc vua chúa thời nhà Nguyễn xưa - "Quốc bảo" Ngự Y Mật Phương. Bên cạnh đó còn đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ.

thông tin tư vấn

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại