Thứ bảy, 04/05/2024 | 10:02
RSS

Trĩ tắc mạch có nguy hiểm không? Triệu chứng & cách điều trị

Thứ hai, 11/12/2023, 16:12 (GMT+7)

Một trong những biến chứng vô cùng khó chịu của bệnh trĩ đó chính là tắc mạch trĩ. Tình trạng này thường diễn biến âm thầm cùng với quá trình người bệnh mắc bệnh trĩ. Bên cạnh cảm giác đau đớn ở hậu môn, người mắc trĩ tắc mạch còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm về lâu dài.

I - Trĩ tắc mạch là gì?

Trĩ tắc mạch (hay còn gọi là nhồi máu trĩ, trĩ huyết khối) là tình trạng các mạch máu tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép rồi vỡ ra, hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này gây cản trở lưu thông máu gây tắc nghẽn mạch, khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng sưng, đau buốt dữ dội đột ngột và chảy máu tại vùng hậu môn.

Hiện tượng này là một trong những biến chứng của bệnh trĩ hay gặp ở những người điều trị và phòng bệnh không tốt. Bệnh thường diễn biến âm thầm và có thể dẫn đến các biến chứng khó lường hơn như: sa trĩ tắc mạch, đau buốt, sưng phù nề hậu môn...

Mặc dù trĩ tắc mạch không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn trầm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt lâu dài của người bệnh.

II - Trĩ tắc mạch biểu hiện với các triệu chứng gì?

Trĩ tắc mạch có nhiều biểu hiện gần giống hoặc thậm chí phức tạp hơn so với bệnh trĩ. Có thể kể đến một số triệu chứng như:

  • Đau dữ dội: Cơn đau dữ dội có thể xuất hiện đột ngột. Tình trạng đau như vậy diễn ra trong khoảng 3-7 ngày, người bệnh cảm thấy rất khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Đại tiện khó khăn: Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đại tiện, nếu không được khắc phục từ sớm thì có thể làm cho bệnh ngày càng trầm trọng.
  • Đi đứng hoặc ngồi khó khăn: Trĩ tắc mạch làm cho hoạt động cơ vùng hậu môn gặp nhiều khó khăn, làm cho người bệnh cảm thấy việc đi lại hoặc ngồi xuống không dễ dàng.
  • Tổn thương vùng hậu môn: Trong trường hợp cục máu đông bị vỡ có thể gây viêm sưng đau vùng hậu môn. Điều này có thể dẫn đến loét, nhiễm khuẩn máu gây biến chứng, thậm chí là hoại tử hậu môn.

Triệu chứng bệnh trĩ tắc mạch

III - Nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ tắc mạch

1. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không lành mạnh, không khoa học là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh trĩ, cũng như là nguyên nhân khiến trĩ tắc mạch hình thành sau đó. Cụ thể là tiêu thụ quá mức các loại thực phẩm giàu chất béo, ăn ít rau xanh và dùng nhiều chất kích thích (bia rượu, trà, cà phê) khiến cho hệ tiêu hóa khó loại bỏ chất thải. Từ đó khiến búi trĩ hình thành to hơn và chèn ép lên tĩnh mạch gây nguy cơ tắc mạch.

2. Béo phì, thừa cân

Thêm một nguyên nhân phổ biến khác gây ra tắc mạch búi trĩ đó chính là tình trạng thừa cân, béo phì. Khi đó, trọng lượng cơ thể lớn có thể gây ra áp lực lên hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn khiến chúng ngày càng sưng to, ứ tắc. Thậm chí nếu cân nặng tăng cao quá mức mà không có biện pháp giảm cân thì có thể làm cho tĩnh mạch hậu môn bị vỡ và tạo ra huyết khối làm tắc mạch trĩ.

Béo phì, thừa cân có nguy cơ cao bị trĩ tắc mạch

3. Vận động quá sức, lao động nặng

Những người hay vận động, tập luyện quá sức, hoặc người do công việc phải thường xuyên mang vác vật nặng có thể khiến cho vùng hậu môn chịu sức ép lớn. Nguy cơ tĩnh mạch hậu môn bị vỡ ra gây bệnh trĩ tắc mạch lúc này là tương đối cao.

Xem thêm: Bệnh trĩ có chơi thể thao được không?

4. Mang thai những tháng cuối

Nhiều chị em phụ nữ mang thai những tháng cuối cũng đối mặt với nguy cơ bị trĩ tắc mạch. Nguyên nhân là do trọng lượng từ thai nhi phát triển, chèn ép tới các tĩnh mạch vùng chậu. Nếu không nghỉ ngơi, ăn uống và vận động hợp lý rất có nguy cơ hình thành búi trĩ và trĩ tắc mạch. Đặc biệt là ở những người vốn đã đang bị trĩ khi mang thai hoặc những người cơ địa vùng hậu môn yếu.

5. Mắc bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch không chỉ xuất hiện tại tĩnh mạch chân mà còn có thể xảy ra tại bất kỳ đâu trên cơ thể. Suy giãn tĩnh mạch khiến lưu thông máu bị đình trệ và tồn động lại tại tĩnh mạch. Trong trường người bệnh bị giãn tĩnh mạch tại hậu môn hoặc trong trực tràng, nguy cơ bị tắc mạch trĩ là rất lớn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

6. Do tác động từ bệnh lý khác

Một số bệnh lý có thể vừa là nguyên nhân gây ra trĩ, vừa là yếu tố tác động gây hiện tượng trĩ tắc mạch như:

  • Bệnh giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính.
  • Kiết lị, tiêu chảy, táo bón, bệnh gây rối loạn nhu động ruột.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Bệnh ung thư trực tràng.
  • Khối u ở hậu môn.

IV - Bệnh trĩ tắc mạch có bao nhiêu loại?

Bệnh tắc mạch trĩ bao gồm 3 loại: Trĩ nội tắc mạch, trĩ ngoại tắc mạch và trĩ hỗn hợp tắc mạch.

1. Trĩ nội tắc mạch

Đây là tình trạng xuất hiện cục máu đông xuất hiện tại búi trĩ bên trong ống trực tràng - hậu môn. Nếu tình trạng này tiến triển nhanh sẽ dẫn đến sưng viêm vùng hậu môn, càng sưng nhiều thì mức độ đau đớn lại càng lớn. Khi sưng to, các búi trĩ sẽ dần lòi ra ngoài, theo đó là sự xuất hiện của dịch nhầy do tình trạng viêm. Nếu không được xử lý sớm, cơn đau rát sẽ ngày một nặng hơn, khiến cho cơ thể bị suy kiệt.

2. Trĩ ngoại tắc mạch

Trĩ ngoại tắc mạch là hiện tượng một hoặc nhiều búi trĩ sưng to, hình thành các cục máu đông bên ngoài ống hậu môn. Tình trạng này cũng gây đau đớn tăng dần theo từng ngày, đi kèm với đó là cảm giác rát, viêm, sưng. Thường thì búi trĩ ngoại tắc mạch sẽ bị loét ra do tích tụ máu hoặc va chạm với các bộ phận khác. Tại vị trí loét có thể bị hoại tử và xuất hiện các cục máu bị đông quạnh. Đây là tình trạng phổ biến nhất, bệnh có thể gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Trĩ ngoại tắc mạch là gì

3. Trĩ vòng tắc mạch (tắc mạch trĩ hỗn hợp)

Trĩ vòng tắc mạch được mô tả là các búi trĩ cuốn lại với nhau thành vòng trĩ bao phủ hết chu vi ống hậu môn, đồng thời có cục máu đông cản trở dòng chảy của máu trong tĩnh mạch ở ngoài hậu môn hoặc bên trong ống hậu môn. Các búi trĩ vòng gây tắc nghẽn mạch có thể là do người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Đây là trường hợp tắc mạch trĩ khá nguy hiểm và gây khó khăn trong điều trị, khiến cho người bệnh đau đớn và sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.

Xem thêm: Bệnh trĩ hỗn hợp

V - Trĩ tắc mạch có nguy hiểm không?

Trĩ tắc mạch không phải dạng bệnh lý ác tính, nhưng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh trĩ của người bệnh đang có chiều hướng trở nặng. Đồng thời, các triệu chứng của trĩ tắc mạch như da bị hoại tử, bong tróc đi kèm cảm giác đau nhức cũng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường nhật của người bệnh.

Đối với những trường hợp tắc mạch trĩ lâu ngày và có các triệu chứng nặng, người bệnh còn có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết): Do bệnh tiến triển ở vị trí hậu môn, là nơi đào thải chất thải của cơ thể nên nguy cơ vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, phát triển và gây nhiễm trùng máu. Cần đến bệnh viện để điều trị tình trạng này nếu bạn bị trĩ tắc mạch đi kèm với các triệu chứng sốt cao, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn...
  • Hoại tử búi trĩ: Nếu các cục máu đông xuất hiện nhiều, làm cản trở nghiêm trọng tới lưu thông máu sẽ khiến búi trĩ không được cung cấp đủ oxy. Theo thời gian sẽ dần dẫn đến hoại tử.

VI - Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tắc mạch

Điều trị trĩ tắc mạch bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp được ưu tiên áp dụng để điều trị trĩ tắc mạch mức độ từ nhẹ đến vừa. Biện pháp này chính là sử dụng các loại thuốc nhằm cải thiện triệu chứng, khắc phục tình trạng táo bón và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm vùng hậu môn.

Cụ thể, một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị làm giảm triệu chứng đau và làm tan bớt cục máu đông, có thể kể đến là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin…
  • Thuốc chống viêm: Diclofenac, Ketoprofen…
  • Thuốc làm co thắt cơ vòng hậu môn: Trimebutin…
  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, Carbapenem, Cephalosporin…

Việc sử dụng các loại thuốc Tây như kể trên cần hết sức thận trọng, cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Điều trị trĩ tắc mạch tại nhà

2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp, bệnh trĩ tắc mạch ở mức độ nặng và đã trải qua việc điều trị nội khoa nhưng không thu được kết quả thì có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Biện pháp này có thể giúp loại bỏ cục máu đông, hoặc làm giảm tổn thương do cục máu đông gây ra tại tĩnh mạch hậu môn.

VII - Làm thế nào để tránh biến chứng bệnh trĩ tắc mạch?

Trĩ tắc mạch có thể được phòng ngừa nhờ áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn dễ gây táo bón (đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ nướng) bởi chúng có thể gây cản trở tiêu hóa, làm tăng nguy cơ gây ra bệnh trĩ tắc mạch.
  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả hỗ trợ nhuận tràng (chuối, rau muống, rau khoai lang…) bởi chúng rất tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
  • Tránh xa đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích (rượu bia, cà phê, nước chè) để hạn chế táo bón, tăng cường chức năng thải độc của đại tràng - hậu môn.
  • Thường xuyên rèn luyện thân thể, vận động với những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường hoạt động cơ vùng hậu môn, giảm khả năng hình thành búi trĩ và giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Không nên khuân vác nặng hay hoạt động quá sức nếu không muốn trĩ biến chứng thành tình trạng lòi dom nặng.

Giải đáp: Bệnh trĩ có được ăn rau muống không?

Cách phòng tránh bệnh trĩ tắc mạch

VIII - Điều trị và phòng tránh trĩ tắc mạch bằng Đông y thế hệ 2

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ tắc mạch đó là do người bệnh đã không điều trị bệnh trĩ đúng cách, hoặc điều trị bệnh từ sớm. Và điều này đã khiến cho tĩnh mạch vùng hậu môn dễ bị tổn thương, gây chảy máu và hình thành nên huyết khối (cục máu đông) là tắc mạch máu vùng búi trĩ.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh trĩ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả điều trị không cao, gây tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc cho người bệnh. Việc kéo dài thời gian điều trị như vậy có thể khiến cho người bệnh gặp phải nhiều biến chứng, trong đó có trĩ tắc mạch. Có thể kể đến những khó khăn trong việc điều trị bệnh trĩ như sau:

  • Sử dụng thuốc Tây y: Đem lại hiệu quả nhất thời, chỉ cải thiện được triệu chứng mà không khắc phục được nguyên nhân gây bệnh trĩ. Ngoài ra, biện pháp này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Sử dụng Đông y truyền thống: Hiệu quả thường không rõ ràng, bệnh trĩ vẫn có thể tái phát trở lại sau khi ngưng dùng thuốc.
  • Mẹo dân gian: Chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, hiệu quả đem lại rất thấp và phải sử dụng trong thời gian dài mới nhận thấy được tác dụng.

Hiện nay, giải pháp điều trị bệnh trĩ đang được đánh giá tốt nhất đó là dùng sản phẩm Đông Y thế hệ 2, tiêu biểu là Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương. Đây là sản phẩm hoàn toàn khác biệt so với các biện pháp chữa trĩ hiện nay trên thị trường. 

Viên trĩ Ngự y mật phương 15

Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 có tác dụng cải thiện cơ địa của người bệnh (cơ địa suy yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ, hoặc khi đã mắc bệnh trĩ thì khó điều trị khỏi hơn, tiến triển nặng hơn). Nhờ đó, sản phẩm đem lại hiệu quả điều trị trĩ vượt trội, ngăn ngừa biến chứng trĩ tắc mạch và ngăn ngừa tái phát đến vài năm.

Đặc biệt, sản phẩm còn đặc biệt an toàn cho sức khỏe người bệnh, 100% thành phần của thành phần đều có nguồn gốc từ thảo dược, được trồng trọt, thu hái và bảo quản theo tiêu chuẩn chất lượng GACP-WHO.

Viên Trĩ Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.

Do vậy, người bệnh trĩ nên sử dụng sản phẩm để vừa giúp điều trị bệnh đem lại hiệu quả vượt trội, vừa phòng ngừa trĩ tắc mạch.

Trĩ tắc mạch là bệnh trĩ có sự xuất hiện của cục máu đông vùng hậu môn làm tắc nghẽn mạng lưới tĩnh mạch tại khu vực này. Bệnh có diễn biến phức tạp nên cần điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng nề tới sức khỏe. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn vượt qua bệnh lý này.

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại