Thứ sáu, 24/01/2025 | 13:36
RSS

Trẻ bị sốt khi mọc răng: Những điều bố mẹ cần biết

Thứ bảy, 30/11/2024, 07:21 (GMT+7)

Trẻ bị sốt khi mọc răng là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ huynh cần biết cách hạ sốt cho trẻ, tránh để sốt cao khiến trẻ khó chịu.

Tìm hiểu cách xử trí khi trẻ sốt khi mọc răng
MỤC LỤC: 
Trẻ bị sốt khi mọc răng có dấu hiệu gì?
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt khi mọc răng
Cách chăm sóc trẻ bị sốt khi mọc răng
Giúp hạ sốt bằng miếng dán hạ sốt

Trẻ bị sốt khi mọc răng có dấu hiệu gì?

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi răng bắt đầu mọc qua lợi, chúng tạo ra áp lực và kích thích khu vực xung quanh. Điều này có thể gây ra viêm, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Sự hoạt động của hệ miễn dịch làm trẻ xuất hiện các triệu chứng, bao gồm sốt. 
Khó khăn khi ăn uống: Việc mọc răng có thể khiến trẻ cảm thấy đau và khó chịu, dẫn đến việc từ chối ăn.
Chảy nước dãi: Đây là triệu chứng rất phổ biến khi trẻ bắt đầu mọc răng. Nướu sưng lên có thể làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, dẫn đến việc trẻ thường xuyên chảy nước dãi.
Quấy khóc và mất ngủ: Nỗi đau khi mọc răng có thể khiến trẻ không thoải mái và gây mất ngủ.
Sốt nhẹ: Đây là triệu chứng thường bị nhầm lẫn với việc mọc răng, nhưng thực chất là do bé bị nhiễm trùng
Mất ngủ: Trẻ khó ngủ, hay giật mình
Táo bón hoặc tiêu chảy: Một số trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy
Chảy nước dãi: Thường xuyên chảy nước dãi hơn.
 
Thời điểm mọc răng của trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt khi mọc răng

Tăng khả năng tiếp xúc với vi khuẩn: Khi mọc răng, trẻ thường hay đưa tay vào miệng, ngậm các đồ vật xung quanh để giảm cảm giác ngứa và đau ở nướu. Điều này làm tăng khả năng trẻ tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến nhiễm trùng và sốt.
Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu: hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dễ dàng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus. Khi trẻ bị nhiễm trùng, sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh tật.
Các triệu chứng khác của mọc răng dễ bị nhầm lẫn với bệnh: Nhiều triệu chứng khi mọc răng như quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy, khó ngủ... rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt khi mọc răng

Khi trẻ bị sốt trong giai đoạn mọc răng, việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Một số điều mà cha mẹ cần nắm là: 
 
Hạ sốt
 
Nếu trẻ sốt không quá cao, có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm hoặc lau người với nước ấm.
Trong trường hợp trẻ cảm thấy đau và sốt cao, có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol nhưng cần lưu ý liều lượng theo chỉ dẫn.
 
Giảm đau cho bé 
 
Vòng nhai lạnh: Cho bé ngậm vòng nhai lạnh (đã được làm lạnh trong tủ lạnh) để giảm sưng và đau nướu.
Khăn ướt lạnh: Dùng khăn ẩm lạnh chườm lên má hoặc nướu của bé.
Gel làm dịu nướu: Sử dụng gel làm dịu nướu dành cho trẻ em (nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).
Massage nướu: Massage nướu nhẹ nhàng bằng ngón tay sạch để giúp bé thư giãn.
 
Đảm bảo trẻ uống đủ nước
 
Sốt có thể dẫn đến tình trạng mất nước cho trẻ, do đó việc cung cấp đủ nước là rất cần thiết.
Cho trẻ uống nước thường xuyên, có thể là nước lọc, nước trái cây pha loãng hoặc nước điện giải.
 
Chế độ ăn uống
 
Thức ăn mềm: Cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, trái cây nghiền.
 
Chăm sóc răng miệng
 
Lau sạch nướu: Dùng gạc mềm lau sạch nướu cho bé sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ
Đánh răng: Khi răng của bé đã mọc, hãy bắt đầu đánh răng cho bé bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho trẻ em
 
Dùng gạc mềm lau sạch nướu cho bé sau khi ăn
Giữ cho trẻ mát mẻ và thoải mái
 
Việc giữ cho trẻ ở một môi trường mát mẻ sẽ giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu khi bị sốt.
Cha mẹ có thể dùng khăn ẩm lau người cho trẻ, đồng thời mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt nhẹ để tạo luồng không khí thông thoáng.
Bên cạnh đó, nên lựa chọn cho trẻ những trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
 
Theo dõi triệu chứng
 
Theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện của trẻ thường xuyên, ngay cả khi trẻ không còn sốt. Đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu:
• Sốt cao: Nếu bé sốt trên 38 độ C và không giảm.
• Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy nhiều lần trong ngày và kéo dài.
• Ói mửa nhiều: Ói mửa liên tục, không giữ được thức ăn.
• Mệt mỏi, lừ đừ: Bé tỏ ra mệt mỏi, lừ đừ, không muốn chơi.
 
Giúp hạ sốt bằng miếng dán hạ sốt
 
Miếng dán hạ sốt với thành phần là Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, an toàn khi sử dụng trên da. 
Sử dụng miếng dán lên các vị trí như trán, trán, bẹn, nách, vai, lưng... giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau. Không chỉ vậy, sản phẩm còn giúp giảm cảm giác khó chịu do say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài. 
Sử dụng đơn giản, dễ dàng, có thể cắt nhỏ miếng dán theo kích thước cần dùng. Để tăng công dụng của miếng dán có thể cho miếng dán vào tủ lạnh trước khi dùng và dán lên đồng thời nhiều vị trí khác nhau cùng lúc. 
Miếng dán hạ sốt có thể mua dễ dàng tại nhiều nhà thuốc trên khắp cả nước, dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bé đang trong độ tuổi mọc răng, các mẹ nên dự trữ sẵn trong nhà để giúp bé hạ sốt kịp thời. 
 

Miếng dán hạ sốt Sakura

Thành phần:
Carbomer, EDTA, Glycerin, Natri polyacrylate, Menthol, Acid tartatic, Nước tinh khiết, Chất tạo màu.
Cơ chế tác dụng: 
Miếng dán hạ sốt Sakura Nhất Nhất, thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài. 
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ bắp, giảm say nắng, ngăn ngừa co giật do sốt cao. Miếng dán hạ sốt Sakura dùng được cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng...
- Có thể cắt nhỏ miếng dán theo kích thước cần dùng. Có thể tăng công dụng của miếng dán bằng cách dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc. 
- Có thể cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng để tăng hiệu quả làm lạnh của miếng dán. Miếng dán hạ sốt có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 giờ. 
- Mỗi miếng dán chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán phải được dùng ngay.
Không dán miếng dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
Khi dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải có sự giám sát của người lớn.
Cảnh báo và thận trọng: 
Sản phẩm không phải là thuốc, nếu sốt kéo dài hãy đến bác sỹ.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 túi x 2 miếng dán, 1 túi x 6 miếng dán và tờ hướng dẫn sử dụng. 
Bảo quản: 
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. 
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại