Thứ sáu, 19/04/2024 | 01:20
RSS

Trang sổ lương của Bác Hồ được công bố khi làm phụ bếp trên tàu Pháp

Chủ nhật, 17/05/2020, 10:11 (GMT+7)

Trang sổ lương được Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tập của người thanh niên Nguyễn Văn Ba (Nguyễn Ái Quốc) ở thời điểm năm 1911.

Trang sổ lương của Bác Hồ được công bố khi làm phụ bếp trên tàu Pháp
Trang sổ lương của Bác Hồ được công bố khi làm phụ bếp trên tàu Pháp. Ảnh Dân Trí

Khi người làm việc trên con tàu Amiral Latouche Tréville, người đã nhận được mức lương rất thấp hơn so với những người phụ bếp khác. Trong khi những người khác hưởng, mức lương cao gấp nhiều lần số lương của Bác thời đấy.

Bến Cảng Nhà Rồng trưa 5/6/1911, Con tàu Đô đốc Latouche Tréville (Admiral Latouche Tréville) nhổ neo bắt đầu hành trình về đất Pháp. Theo nhiều tài liệu lịch sử, cũng từ chính con tàu huyền thoại này, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành (với tên gọi Nguyễn Văn Ba hay Anh Ba) đã ra đi tìm đường cứu nước.

Trong cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên, khi kể về cuộc hành trình nghìn dặm xuyên qua nhiều lục địa trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville của Bác có đoạn: “Rời Sài Gòn, chiếc tàu lần lượt đến Singapore, băng qua Eo biển Malacca, rồi Ấn Độ, Ceylon, Djibouti (Sừng châu Phi), vào Biển Đỏ, Port Said, lại ra Biển Đỏ, vào Địa Trung Hải và cập cảng Marseille (Pháp) ngày 6/7/1911. Sau thời gian ngắn lưu lại Marseille, tàu nhổ neo đi tiếp đến Le Havre vào ngày 15/7/1911 đến Dunkerque để sửa chữa tu bổ trong hơn 40 ngày…

Nguyễn Tất Thành được giao nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than,.. bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Trang sổ lương như hình trên là một trong những trang sổ lương của Nguyễn Tất Thành được sao lại từ cuốn sổ lương của tàu Amiral Latouche Tréville do Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence, Pháp. 

Tuy phải làm nhiều công việc nặng nhọc, nhưng mỗi khi được nghỉ, Nguyễn Tất Thành lại tranh thủ đọc và viết tiếng Pháp với sự giúp đỡ của những thủy thủ Pháp trên tàu.

Sau những năm tháng ấy, Người đã rút ra được kết luận quan trọng thể hiện trong bài Đoàn kết giai cấp đăng trên báo Le Paria, số ra tháng 5/1924.

Trúc An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN