Có nhiều biện pháp giúp giảm ho cho bé về đêm
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị ho sẽ giúp tìm ra giải pháp đúng và hiệu quả nhất giúp giảm ho cho bé về đêm.
Theo các chuyên gia, ho là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể, để đẩy các dị vật (như virus, bụi bẩn, dịch nhầy) trong đường thở ra ngoài. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ho là:
Khi bị nhiễm virus gây cảm lạnh, cúm, mũi sẽ tiết nhiều dịch nhầy nhằm đào thải những tác nhân gây hại ra ngoài, khiến trẻ bị sổ mũi, hắt hơi. Ban đêm, khi nằm xuống, dịch nhầy từ mũi sẽ chảy xuống cổ họng, khiến niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ ho nhiều về đêm.
Viêm họng khiến cổ họng của trẻ bị viêm, sưng, kích ứng và ho. Ngoài cơn ho, trẻ còn có triệu chứng đau rát cổ họng nên ăn ít, uống ít, có thể bị sốt.
Viêm họng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho
Nhiệt độ ban đêm xuống thấp, kết hợp với không khí khô có thể khiến cổ họng của trẻ bị khô và kích ứng, dẫn đến ho vào ban đêm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, bụi bẩn… Biểu hiện của dị ứng là chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng và ho.
Hen suyễn khiến đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Khi bị hen suyễn, trẻ sẽ ho từng cơn khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc khi thời tiết thay đổi. Cùng với ho, trẻ cũng bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ.
Tuy hiếm nhưng viêm xoang cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho nhiều về đêm. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc lót trong xoang, tăng tiết dịch nhầy gây nghẹt mũi. Nước mũi chảy xuống cổ họng (chảy mũi sau) dẫn đến ho.
Dịch nhầy chảy ra từ mũi ở trẻ bị viêm xoang thường có màu trắng đục hoặc xanh, có mùi hôi.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược axit dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho. Vào ban đêm, khi trẻ nằm xuống, axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản, kích thích khí quản, khiến trẻ bị ho.
Trẻ bị ho về đêm kéo dài kèm theo nôn trớ ra dịch nhầy cũng có thể là dấu hiệu của viêm phổi. Nếu thấy trẻ bị ho, nôn, nhịp thở nhanh, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ho, cha mẹ sẽ tìm ra giải pháp điều trị cũng như chăm sóc trẻ tốt nhất.
Để giảm ho, giảm kích ứng cổ họng và giúp trẻ ngủ ngon, không bị tỉnh dậy trong đêm, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Nếu xung quanh nhà có nhiều cây cối, trong mùa hoa nở, nên đóng cửa sổ để hạn chế phấn hoa bay vào nhà, sẽ giảm được nguy cơ gây dị ứng.
Ngoài phấn hoa thì bụi bẩn hay lông vật nuôi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng gây sổ mũi và ho. Gia đình nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, thay ga trải giường, vỏ gối, giặt rèm cửa, thảm, để hạn chế bụi bẩn. Nếu gia đình có nuôi thú cưng thì không nên cho vật nuôi vào phòng ngủ.
Dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ ho do dị ứng
Mặc dù đã dọn dẹp nhà cửa thường xuyên nhưng không khí ô nhiễm cũng vẫn khiến trẻ bị sổ mũi gây ho. Dùng máy lọc không khí trong nhà sẽ giúp giảm nguy cơ này.
Nếu trẻ bị bệnh hen suyễn, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn ống hít và thuốc điều trị cho trẻ, phòng trường hợp trẻ bị lên cơn hen trong đêm.
Với trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, cần đưa trẻ đi khám để được điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có nguy cơ gây trào ngược, tránh cho trẻ ăn tối quá muộn.
Với những trẻ bị viêm xoang, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng, tránh để bệnh xoang thành mạn tính.
Kê thêm một chiếc gối mỏng hoặc đổi gối cao hơn cho trẻ sẽ giúp hạn chế dịch mũi chảy xuống cổ họng gây ho.
Để đào thải dịch nhầy trong mũi ra ngoài, ngăn ngừa nước mũi chảy xuống cổ họng gây ho, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ xịt mũi và rửa mũi cho trẻ.
Chỉ nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi hay rửa mũi, hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng để làm sạch mũi.
Mật ong có tính kháng khuẩn và giúp giảm ho khá hiệu quả. Trước khi trẻ đi ngủ, có thể cho trẻ uống nước có pha chút mật ong. Lưu ý, không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.
Buổi tối, sau khi đánh răng, nên dạy trẻ súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn cổ họng và giảm ho. Nên dùng nước muối sinh lý, tránh pha nước muối quá mặn bởi sẽ gây khô cổ họng, khiến tình trạng ngứa họng càng gia tăng.
Hướng dẫn trẻ súc họng bằng nước muối để giảm ho
Để giảm ngứa họng, kích ứng cổ họng, hỗ trợ giảm ho, có thể cho trẻ dùng dung dịch xịt họng thảo dược.
Có thể sử dụng dung dịch xịt họng trước khi trẻ đi ngủ để làm mát họng, giảm kích ứng cổ họng. Khi trẻ đã ngủ say, nếu bị ho khiến trẻ tỉnh giấc trong đêm, cha mẹ có thể xịt dung dịch xịt họng cho trẻ. Dung dịch sau khi xịt vào họng sẽ thẩm thấu nhanh, tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm ho, giúp trẻ ngủ yên, không bị mất giấc.
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm xịt họng thảo dược. Để an toàn và có hiệu quả cao, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm của công ty dược uy tín, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Tiêu biểu như sản phẩm Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất có vòi xịt dài, tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ giảm ho cho bé về đêm.
Dung dịch Xịt Họng Nhất NhấtThành phần: Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ. Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |