Bởi vì nguy hiểm giữa mẹ bị cao huyết áp và con sẽ cao hơn người không bị cao huyết áp, vì vậy thời kỳ mang thai cần đo huyết áp một cách chặt chẽ, xuất hiện huyết áp tăng cao hoặc thấy khó chịu phải đi khám ngay.
Hơn nữa bệnh cao huyết áp có thể gây tổn hại các khí quan khác, trước khi mang thai cần kiểm tra toàn diện, loại bỏ các tình huống khác không thể mang thai như bệnh tim, bệnh thận.
Một bộ phận nữ giới mắc bệnh cao huyết áp trước khi mang thai, ở nửa thời kỳ mang thai đầu, do sinh lý mang thai biến đổi, huyết áp trở về phạm vi bình thường, có thể ngừng uống thuốc hạ áp nhưng phải theo dõi chặt chẽ, khi cần thiết phải uống thuốc trở lại.
Nếu trong thời kỳ mang thai, huyết áp chỉ hơi tăng cao (140/150 hoặc 90/109mmHg) trong thời kỳ mang thai, nguy cơ phát sinh bệnh huyết quản tim tương đốỉ thấp, mẹ và thai nhi dự phòng tương đối tốt, cho nên người có nguy cơ thấp có thể không dùng thuổc điều trị và có thể tạm dừng.
Nhưng người mẹ mắc bệnh cao huyết áp thì khi huyết áp tăng cao hoặc kèm theo bệnh tật khác nên uống thuốc hạ áp để khống chế huyết áp, nhưng do một số thuốc hạ áp tác dụng không tốt tới thai nhi, vì vậy cần có sự tư vấn thầy thuốc xem có cần điều chỉnh thuổc hạ áp không.